Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc
“Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc” quy định, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội bầu ra. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cứ 5 năm tổ chức một lần và được triệu tập bởi Ban Chấp hành Trung ương. Trường hợp Ban Chấp hành Trung ương cho rằng là cần thiết hoặc có hơn một phần ba tổ chức Đảng cấp tỉnh đề xuất yêu cầu thì có thể triệu tập sớm Đại hội đại biểu toàn quốc; nếu không có trường hợp đặc biệt thì không được hoãn lại.
Các quyền hạn của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng bao gồm: lắng nghe và xem xét báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương; xem xét báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; thảo luận và quyết định những vấn đề trọng đại của Đảng; sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu cử Ban Chấp hành Trung ương; bầu cử Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Trong thời gian sau khi bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương chấp hành nghị quyết của Đại hội, lãnh đạo toàn bộ công tác của Đảng và đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các hoạt động đối ngoại.
Số lượng đại biểu và phương pháp bầu cử của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Việc bầu cử đại biểu và Ban Chấp hành của Đại hội đại biểu các cấp của Đảng phải thể hiện ý chí của cử tri. Việc bầu cử được thực hiện với hình thức bỏ phiếu kín. Danh sách người ứng cử phải được các tổ chức Đảng và cử tri xem xét và thảo luận đầy đủ. Có thể thực hiện bầu cử chính thức bằng việc áp dụng trực tiếp hình thức bầu cử cạnh tranh với số người ứng cử nhiều hơn người đắc cử. Cũng có thể thực hiện dự tuyển bằng hình thức bầu cử cạnh tranh, bầu ra danh sách người ứng cử rồi thực hiện bầu cử chính thức. Cử tri có quyền tìm hiểu về tình hình của người ứng cử, yêu cầu thay đổi người ứng cử, không bầu cử bất cứ người ứng cử nào và đề cử người khác. Bất cứ tổ chức và cá nhân nào cũng không được ép buộc cử tri bầu cử hoặc không bầu cử một ứng cử viên nào đó dưới bất kỳ hình thức nào.
中国共产党全国代表大会
《中国共产党章程》规定,中国共产党的最高领导机关,是党的全国代表大会和它所产生的中央委员会。党的全国代表大会每五年举行一次,由中央委员会召集。中央委员会认为有必要,或者有三分之一以上的省一级组织提出要求,全国代表大会可以提前举行;如无非常情况,不得延期举行。
党的全国代表大会的职权包括:听取和审查中央委员会的报告;审查中央纪律检查委员会的报告;讨论并决定党的重大问题;修改党的章程;选举中央委员会;选举中央纪律检查委员会。在全国代表大会闭会期间,中央委员会执行全国代表大会的决议,领导党的全部工作,对外代表中国共产党。
党的全国代表大会代表的名额和选举办法,由中央委员会决定。党的各级代表大会的代表和委员会的产生,要体现选举人的意志。选举采用无记名投票的方式。候选人名单要由党组织和选举人充分酝酿讨论。可以直接采用候选人数多于应选人数的差额选举办法进行正式选举。也可以先采用差额选举办法进行预选,产生候选人名单,然后进行正式选举。选举人有了解候选人情况、要求改变候选人、不选任何一个候选人和另选他人的权利。任何组织和个人不得以任何方式强迫选举人选举或不选举某个人。