Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

(Hệ thống quản lý và tổ chức Nhà nước)

09-12-2024 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

“Điều lệ công tác Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” chỉ ra, trong thời gian sau khi bế bạc Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo toàn bộ công tác của Đảng, đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các hoạt động đối ngoại. Ban Chấp hành Trung ương được cấu thành bởi các Uỷ viên và Uỷ viên dự khuyết, nhiệm kỳ của mỗi khoá là 5 năm. Trong trường hợp Đại hội đại biểu toàn quốc được triệu tập trước hoặc sau khi hết nhiệm kỳ, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương cũng thay đổi tương ứng. Số lượng Uỷ viên và Uỷ viên dự khuyết do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định. Các Uỷ viên và Uỷ viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương cần phải có hơn 5 năm tuổi Đảng, nên được chọn từ các cán bộ cốt cán và đại biểu xuất sắc của Đảng trong các khu vực, các ban ngành, các mặt trận và các ngành nghề, có niềm tin chính trị vững vàng, có tố chất tốt, được phân bố cân bằng và có kết cấu hợp lý, có thể gánh vác trọng trách lịch sử quản lý Đảng, quản lý đất nước, quản lý quân đội và thúc đẩy sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.  

Hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị Trung ương, Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương cần phải được bầu ra từ Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương. Bộ Chính trị Trung ương và Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian sau khi bế mạc Hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương. Ban Bí thư Trung ương là cơ quan làm việc của Bộ Chính trị Trung ương và Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị; các thành viên do Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đề cử và Hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương thông qua. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương phụ trách triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương và Hội nghị Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, cũng như chủ trì công tác của Ban Bí thư Trung ương.

Những vấn đề liên quan đến phương châm chính sách quan trọng mang tính toàn Đảng và toàn quốc chỉ có Trung ương Đảng có quyền đưa ra quyết định và giải thích. Trung ương Đảng thống nhất lãnh đạo đấu tranh vĩ đại, chương trình vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại và giấc mơ vĩ đại, trù tính chung thúc đẩy bố cục tổng thể “Năm trong một”, điều phối thúc đẩy bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”, lãnh đạo toàn diện mọi công tác trong các lĩnh vực như cải cách, phát triển và ổn định, nội chính, ngoại giao và quốc phòng, quản lý Đảng, quản lý đất nước và quản lý quân đội, v.v., thực hiện sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với các công việc quan trọng liên quan đến sự phát triển sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Nhân đại, chính quyền, Chính hiệp, cơ quan giám sát, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát và lực lượng vũ trang các cấp, các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái, đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, tổ chức tự trị của quần chúng tại cấp cơ sở và tổ chức xã hội, v.v., đều cần phải tự giác chịu sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.

中国共产党中央委员会

《中国共产党中央委员会工作条例》指出,在党的全国代表大会闭会期间,中央委员会领导党的全部工作,对外代表中国共产党。中央委员会由委员和候补委员组成,每届任期五年。全国代表大会如提前或者延期举行,中央委员会的任期相应地改变。中央委员会委员和候补委员的名额,由全国代表大会决定。中央委员会委员和候补委员必须有五年以上的党龄,人选应当集中各地区、各部门、各条战线、各个行业党的执政骨干和优秀代表,政治坚定、素质优良、分布均衡、结构合理,能够担负起治党治国治军、推进新时代中国特色社会主义事业的历史重任。

中央委员会全体会议选举产生中央政治局、中央政治局常务委员会和中央委员会总书记。中央委员会总书记必须从中央政治局常务委员会委员中产生。中央政治局和它的常务委员会在中央委员会全体会议闭会期间,行使中央委员会的职权。中央书记处是中央政治局和它的常务委员会的办事机构;成员由中央政治局常务委员会提名,中央委员会全体会议通过。中央委员会总书记负责召集中央政治局会议和中央政治局常务委员会会议,并主持中央书记处的工作。

涉及全党全国性的重大方针政策问题,只有党中央有权作出决定和解释。党中央统揽伟大斗争、伟大工程、伟大事业、伟大梦想,统筹推进“五位一体”总体布局、协调推进“四个全面”战略布局,全面领导改革发展稳定、内政外交国防、治党治国治军等各领域各方面工作,对党和国家事业发展重大工作实行集中统一领导。各级人大、政府、政协、监察机关、审判机关、检察机关,武装力量,各民主党派和无党派人士,人民团体,企事业单位,基层群众性自治组织,社会组织等,都必须自觉接受党中央领导。