Bầu cử đại biểu Nhân đại

(Hệ thống quản lý và tổ chức Nhà nước)

09-12-2024 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Bầu cử đại biểu Nhân đại

Công dân đủ 18 tuổi trở lên của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều có quyền bầu cử và quyền được bầu cử mà không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, xuất thân gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài sản và thời hạn cư trú. Những người bị tước đoạt quyền lợi chính trị theo pháp luật thì không có quyền bầu cử và quyền được bầu cử. Mỗi cử tri chỉ có một quyền bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử. Đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương nên mang tính đại diện rộng rãi, nên bao gồm những đại biểu cấp cơ sở với số lượng thích hợp, đặc biệt là đại biểu công nhân, nông dân và trí thức; nên có nữ đại biểu với số lượng thích hợp, và từng bước nâng cao tỷ lệ của nữ đại biểu.

Đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được cấu thành bởi các đại biểu do các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, khu hành chính đặc biệt và quân đội bầu ra. Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc không vượt quá 3.000 người, do Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc phân bổ theo nguyên tắc mỗi đại biểu đại diện cho dân số thành thị và nông thôn bằng nhau và yêu cầu đảm bảo mỗi vùng, mỗi dân tộc và mỗi phương diện đều có số lượng đại biểu thích hợp trên cơ sở dân số của các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Những dân tộc có dân số cực ít thì ít nhất nên có một đại biểu; những nơi có dân tộc thiểu số sống tập trung thì mỗi một dân tộc thiểu số tại đó đều nên có đại biểu tham gia Đại hội đại biểu nhân dân địa phương.  

Người ứng cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và các cấp địa phương được đề cử theo khu vực bầu cử hoặc đơn vị bầu cử. Việc bầu cử đại biểu cần được tiến hành nghiêm ngặt theo trình tự luật định và chịu sự giám sát. Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được can dự vào việc cử tri hoặc đại biểu tự do thực hiện quyền bầu cử dưới bất kỳ hình thức nào.

人大代表的选举

中华人民共和国年满18周岁的公民,不分民族、种族、性别、职业、家庭出身、宗教信仰、教育程度、财产状况和居住期限,都有选举权和被选举权。依照法律被剥夺政治权利的人没有选举权和被选举权。每一选民在一次选举中只有一个投票权。全国人民代表大会和地方各级人民代表大会的代表应当具有广泛的代表性,应当有适当数量的基层代表,特别是工人、农民和知识分子代表;应当有适当数量的妇女代表,并逐步提高妇女代表的比例。

全国人民代表大会由省、自治区、直辖市、特别行政区和军队选出的代表组成。全国人民代表大会代表的名额不超过3000人,由全国人民代表大会常务委员会根据各省、自治区、直辖市的人口数,按照每一代表所代表的城乡人口数相同的原则,以及保证各地区、各民族、各方面都有适当数量代表的要求进行分配。人口特少的民族,至少应有代表一人;有少数民族聚居的地方,每一聚居的少数民族都应有代表参加当地的人民代表大会。

全国和地方各级人民代表大会的代表候选人,按选区或者选举单位提名产生。代表的选举,应当严格依照法定程序进行,并接受监督。任何组织或者个人都不得以任何方式干预选民或者代表自由行使选举权。