Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương
Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước tại các cấp địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp địa phương. Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương về cơ bản được chia làm ba cấp tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (huyện tự trị, thị xã), xã (xã dân tộc, thị trấn), thực hiện chế độ trách nhiệm Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, Chủ tịch huyện, Chủ tịch khu, Chủ tịch xã, Chủ tịch thị trấn. Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Đại hội đại biểu nhân dân cấp mình và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương từ cấp huyện trở lên chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cấp mình trong thời gian sau khi bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân cấp mình. Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương trong cả nước đều là cơ quan hành chính nhà nước dưới sự lãnh đạo thống nhất của Quốc vụ viện và phục tùng Quốc vụ viện. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương tương đương với nhiệm kỳ của mỗi khoá Đại hội đại biểu nhân dân cấp mình.
Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống bộ máy nhà nước, phụ trách chấp hành hoặc đảm bảo chấp hành Hiến pháp, pháp luật, pháp quy hành chính và các nghị quyết, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, xử lý những công việc được cơ quan nhà nước cấp trên giao cho, đồng thời cũng là đơn vị địa phương, quản lý công việc địa phương theo pháp luật. Theo quyền hạn mà pháp luật quy định, Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương từ cấp huyện trở lên quản lý các công tác hành chính như kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, y tế, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp xây dựng thành thị và nông thôn cũng như tài chính, dân chính, công an, dân tộc, hành chính tư pháp, kế hoạch hoá gia đình, v.v., công bố các quyết định và mệnh lệnh, bổ nhiệm, bãi nhiệm, đào tạo, đánh giá và thưởng phạt công chức, viên chức công tác hành chính. Chính quyền Nhân dân các cấp địa phương từ cấp huyện trở lên lãnh đạo công tác của các cơ quan làm việc trực thuộc và Chính quyền Nhân dân cấp dưới, có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các cơ quan làm việc trực thuộc và Chính quyền Nhân dân cấp dưới. Chính quyền Nhân dân xã, xã dân tộc, thị trấn chấp hành các nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân cấp mình cũng như các quyết định và mệnh lệnh của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, quản lý công tác hành chính trong khu vực hành chính của mình.
地方各级人民政府
地方各级人民政府是地方各级国家权力机关的执行机关,是地方各级国家行政机关。地方各级人民政府基本上分为省(自治区、直辖市)、县(自治县、市)、乡(民族乡、镇)三级,实行省长、市长、县长、区长、乡长、镇长负责制。地方各级人民政府对本级人民代表大会和上一级国家行政机关负责并报告工作。县级以上的地方各级人民政府在本级人民代表大会闭会期间,对本级人民代表大会常务委员会负责并报告工作。全国地方各级人民政府都是国务院统一领导下的国家行政机关,都服从国务院。地方各级人民政府每届任期同本级人民代表大会每届任期相同。
地方各级人民政府既是国家机构体系的重要组成部分,负责执行或保证执行宪法、法律、行政法规和上级国家机关的决议决定,办理上级国家机关交办的事务,同时也是地方单位,依法管理地方事务。县级以上地方各级人民政府依照法律规定的权限,管理本行政区域内的经济、教育、科学、文化、卫生、体育事业、城乡建设事业和财政、民政、公安、民族事务、司法行政、计划生育等行政工作,发布决定和命令,任免、培训、考核和奖惩行政工作人员。县级以上的地方各级人民政府领导所属各工作部门和下级人民政府的工作,有权改变或者撤销所属各工作部门和下级人民政府的不适当的决定。乡、民族乡、镇的人民政府执行本级人民代表大会的决议和上级国家行政机关的决定和命令,管理本行政区域内的行政工作。