Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Quốc vụ viện
Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Quốc vụ viện (SASAC) là cơ quan đặc biệt trực thuộc Quốc vụ viện, dưới sự uỷ quyền của Quốc vụ viện, thay mặt Nhà nước thực hiện chức trách của người góp vốn, thực hiện sự giám sát về việc bảo đảm giá trị và gia tăng giá trị của tài sản nhà nước đối với những doanh nghiệp nằm trong phạm vi giám sát của mình. Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Quốc vụ viện có 24 đơn vị trực thuộc.
SASAC có chức trách chủ yếu là: giám sát và quản lý tài sản nhà nước của các doanh nghiệp thuộc khối Trung ương (ngoài doanh nghiệp tài chính tiền tệ), tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước; chịu trách nhiệm giám sát việc bảo đảm giá trị và gia tăng giá trị của tài sản nhà nước đối với những doanh nghiệp thuộc phạm vi giám sát của mình; chỉ đạo việc thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện cơ cấu quản lý của công ty, thúc đẩy sự điều chỉnh mang tính chiến lược về bố cục và cơ cấu của nền kinh tế nhà nước; bổ nhiệm, bãi nhiệm, đánh giá, khen thưởng và trừng phạt người phụ trách của doanh nghiệp theo thành tích kinh doanh trên cơ sở trình tự pháp luật, xây dựng nên cơ chế tuyển chọn và sử dụng nhân tài phù hợp với yêu cầu của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và chế độ doanh nghiệp hiện đại, hoàn thiện chế độ khuyến khích và ràng buộc người kinh doanh; tổ chức các doanh nghiệp nộp khoản lợi nhuận thu được từ tài sản nhà nước, tham gia hoạch định các chế độ và phương pháp quản lý có liên quan đến dự toán trong kinh doanh tài sản nhà nước, phụ trách các công tác dự toán, quyết toán và thực hiện trong kinh doanh tài sản nhà nước; đôn đốc, kiểm tra công tác của doanh nghiệp trong việc quán triệt thực hiện các phương châm, chính sách cũng như pháp luật, pháp quy và tiêu chuẩn có liên quan của Nhà nước về an toàn sản xuất, v.v.; phụ trách công tác quản lý tài sản nhà nước mang tính cơ sở, lập các bản dự thảo pháp luật, pháp quy về quản lý tài sản nhà nước, hoạch định các quy chế, chế độ có liên quan, chỉ đạo và giám sát công tác quản lý tài sản nhà nước của địa phương theo pháp luật, v.v..
国务院国有资产监督管理委员会
国务院国有资产监督管理委员会(国务院国资委)是国务院直属特设机构,根据国务院授权,代表国家履行出资人职责,对所监管企业国有资产的保值增值进行监督。国务院国有资产监督管理委员会设有24个内设机构。
国务院国资委的主要职责包括:监管中央所属企业(不含金融类企业)的国有资产,加强国有资产的管理工作;承担监督所监管企业国有资产保值增值的责任;指导推进国有企业改革和重组,推进国有企业的现代企业制度建设,完善公司治理结构,推动国有经济布局和结构的战略性调整;通过法定程序对所监管企业负责人进行任免、考核并根据其经营业绩进行奖惩,建立符合社会主义市场经济体制和现代企业制度要求的选人、用人机制,完善经营者激励和约束制度;组织所监管企业上交国有资本收益,参与制定国有资本经营预算有关管理制度和办法,负责国有资本经营预决算编制和执行等工作;督促检查所监管企业贯彻落实国家安全生产方针政策及有关法律法规、标准等工作;负责企业国有资产基础管理,起草国有资产管理的法律法规草案,制定有关规章、制度,依法对地方国有资产管理工作进行指导和监督等。