Quan niệm văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Quan niệm văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa 

Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội loài người. Chủ nghĩa Mác cho rằng con người sống dựa vào thế giới tự nhiên. Loài người sản xuất, sinh sống và phát triển trong sự tương tác lẫn nhau với thiên nhiên. Nền văn minh Trung Hoa nhấn mạnh phải thống nhất trời, đất, người lại với nhau, hoạt động theo quy luật tự nhiên, thủ chi hữu thời, dụng chi hữu độ (khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Sự hình thành và phát triển của quan niệm văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa không những cắm rễ vào văn hoá truyền thống tốt đẹp, mà còn dựa vào những thực tiễn và tìm tòi lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, là sự thăng hoa nhận thức đối với quan hệ giữa con người với thiên nhiên, là sự hoà hợp hữu cơ giữa Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác và thực tiễn Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 

Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng cao độ xây dựng văn minh sinh thái. Kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới cho đến nay, căn cứ vào tình hình cơ bản của Trung Quốc là giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, các thế hệ lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nắm bắt sâu sắc quy luật phát triển của xã hội loài người, luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, ra sức thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng văn minh sinh thái trong tiến trình lịch sử lãnh đạo nhân dân Trung Quốc thoát khỏi cảnh nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng hiện đại hoá: Thời kỳ đầu xây dựng đất nước, lấy việc trồng cây gây rừng, xây dựng công trình thuỷ lợi làm chính, mở ra hành trình vĩ đại “xanh hoá Tổ quốc”; sau khi thực hiện cải cách mở cửa, xác lập quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường sinh thái, đưa chiến lược phát triển bền vững vào quy hoạch lâu dài phát triển kinh tế - xã hội quốc dân, thúc đẩy sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với dân số, tài nguyên, môi trường; sau khi bước sang thế kỷ XXI, Đại hội Đảng XVII lần đầu tiên đưa “văn minh sinh thái” vào Báo cáo chính trị của Đại hội, đặt ra mục tiêu xây dựng văn minh sinh thái. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, xoay quanh việc xây dựng văn minh sinh thái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra hàng hoạt quan niệm mới, tư tưởng mới và chiến lược mới, đưa xây dựng văn minh sinh thái với tư cách là nội dung quan trọng trong việc trù tính thúc đẩy bố cục tổng thể “Năm trong một” và điều phối thúc đẩy bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”, đưa quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc” vào Báo cáo Đại hội Đảng XIX và Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Xây dựng văn minh sinh thái là kế hoạch căn bản liên quan đến sự phát triển bền vững lâu dài của dân tộc Trung Hoa. Hiện đại hoá mà Trung Quốc muốn xây dựng là hiện đại hoá có sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, vừa phải tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, vừa phải cung cấp nhiều hơn các sản phẩm sinh thái chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhân dân về môi trường sinh thái tươi đẹp. Trung Quốc kiên trì cộng sinh hài hòa giữa con người với thiên nhiên, xây dựng và thực hiện quan niệm non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc, kiên trì quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, kiên trì phương châm ưu tiên tiết kiệm, ưu tiên bảo vệ, lấy phục hồi một cách tự nhiên làm chính, kiên trì đi theo con đường phát triển văn minh với sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc và sinh thái trong lành, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ văn minh sinh thái, thúc đẩy hình thành phương thức phát triển và lối sống xanh, trù tính quản lý hệ thống núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ, thực thi chế độ bảo vệ môi trường sinh thái nghiêm ngặt nhất, xây dựng một Trung Quốc tươi đẹp “có núi xanh để ngắm, có nước biếc để nhìn, khiến người ta luôn nhớ đến quê hương”, tạo ra môi trường sản xuất và sinh sống tốt lành cho nhân dân, góp phần vào an ninh sinh thái toàn cầu.

社会主义生态文明观

人与自然的关系是人类社会最基本的关系。马克思主义认为,人靠自然界生活。人类在同自然的互动中生产、生活、发展。中华文明强调要把天地人统一起来,按照大自然规律活动,取之有时,用之有度。社会主义生态文明观的形成和发展,不仅根植于优良的传统文化,也基于中国共产党和中国人民的长期实践探索,是对人与自然关系的认识升华,是马克思主义中国化和中国特色社会主义实践的有机融合。

中国共产党一贯高度重视生态文明建设。新中国成立以来,中共中央历代领导集体立足社会主义初级阶段基本国情,在领导中国人民摆脱贫困、发展经济、建设现代化的历史进程中,深刻把握人类社会发展规律,持续关注人与自然关系,大力推进环境保护和生态文明建设事业:建国之初,以植树造林、兴修水利为主,开启“绿化祖国”的伟大征程;改革开放后,确立节约资源和保护环境的基本国策,建立生态环境保护法律体系,将可持续发展战略纳入国民经济和社会发展长远规划,促进经济发展同人口、资源、环境相协调;进入21世纪,中共十七大首次将“生态文明”写入党代会报告,提出了生态文明的建设目标。中共十八大以来,中国共产党围绕生态文明建设提出了一系列新理念新思想新战略,将生态文明建设作为统筹推进“五位一体”总体布局和协调推进“四个全面”战略布局的重要内容,将“绿水青山就是金山银山”理念写入中共十九大报告和《中国共产党章程》。

生态文明建设是关系中华民族永续发展的根本大计。中国要建设的现代化是人与自然和谐共生的现代化,既要创造更多物质财富和精神财富以满足人民日益增长的美好生活需要,也要提供更多优质生态产品以满足人民日益增长的优美生态环境需要。中国坚持人与自然和谐共生,树立和践行绿水青山就是金山银山的理念,坚持节约资源和保护环境的基本国策,坚持节约优先、保护优先、自然恢复为主的方针,坚持走生产发展、生活富裕、生态良好的文明发展道路,坚持和完善生态文明制度体系,推动形成绿色发展方式和生活方式,统筹山水林田湖草系统治理,实行最严格的生态环境保护制度,建设“望得见山、看得见水、记得住乡愁”的美丽中国,为人民创造良好生产生活环境,为全球生态安全作出贡献。