Trí tuệ sinh thái Trung Quốc thời cổ đại

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Trí tuệ sinh thái Trung Quốc thời cổ đại

Xưa nay Dân tộc Trung Hoa luôn tôn trọng thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, theo đuổi sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Nền văn minh Trung Hoa kéo dài hơn 5000 năm có bề dày trí tuệ sinh thái và văn hoá sinh thái phong phú. Tư tưởng triết học “thiên nhân hợp nhất (trời và người tương ứng hòa hợp với nhau)”, “đạo pháp tự nhiên (đạo thuận theo tự nhiên)”, kinh nghiêm nông nghiệp và du mục “thuận thiên thời, theo địa lợi, thì mất ít công mà thu được nhiều”, câu thơ kinh điển “Khuyên bạn chớ đánh chim trên cành, chim non trong tổ ngóng mẹ về” và cách ngôn trị gia “Một húp cháo, một miếng cơm, nên nghĩ là kiếm được không dễ; nửa sợi chỉ, nửa sợi tơ, luôn nhớ là làm ra rất khó” đều ẩn chứa quan niệm thiên nhiên chất phác mà sắc sảo. 

Ví dụ, triết học truyền thống Trung Quốc coi vạn vật thuận theo quy luật tự nhiên mà sinh trưởng là “thiên văn” và “địa văn”, trong cuốn Lão Tử có câu danh ngôn: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên (người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên)”, cái “tự nhiên” này chính là chỉ quy luật tự nhiên. Trung Quốc đương đại thuận theo thiên nhiên, kiên trì lấy phục hồi một cách tự nhiên làm chính, giảm bớt sự can thiệp của con người, kết hợp biện pháp sinh học, biện pháp nông học với biện pháp công trình, giảm ứ đọng, trừ bùn lắng, củng cố cái gốc, bồi đắp nguyên khí, phục hồi hệ sinh thái các dòng sông, v.v. đó chính là những giải pháp được đúc kết từ quan niệm thuận theo thiên nhiên từ xưa tới nay của Trung Quốc.  

Một ví dụ nữa là, triết học truyền thống Trung Quốc thường bàn đến quan hệ giữa giảm chi tăng thu, bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, chủ trương sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tư tưởng thủ chi dĩ thời, thủ chi hữu độ (khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) này có ý nghĩa thực tế sâu sắc đối với việc giải quyết tốt vấn đề cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên của Trung Quốc đương đại. Sự thấm nhuần của nền văn minh truyền thống Trung Hoa đã mở ra cánh cửa trí tuệ tôn trọng thiên nhiên, hướng tới tương lai cho Trung Quốc đương đại.

中国古代生态智慧

中华民族向来尊重自然、热爱自然,追求人与自然和谐共生。绵延5000多年的中华文明积淀着丰富的生态智慧和生态文化。“天人合一”“道法自然”的哲理思想,“顺天时,量地利,则用力少而成功多”的农牧经验,“劝君莫打枝头鸟,子在巢中望母归”的经典诗句,“一粥一饭,当思来处不易;半丝半缕,恒念物力维艰”的治家格言,都蕴含着质朴睿智的自然观。

比如,中国传统哲学中以万物顺应自然规律生长为“天文”“地文”,《老子》中的名言:“人法地,地法天,天法道,道法自然”,这个“自然”,就是指自然规律。当代中国顺应自然,坚持自然修复为主,减少人为扰动,把生物措施、农艺措施与工程措施结合起来,袪滞化淤,固本培元,恢复河流生态环境等,就是从中国自古以来顺应自然的观念中提升出来的举措。

再比如,中国古代哲学中常常谈到节流开源、保护资源与经济发展的关系,主张合理利用、合理开发自然资源。这种对自然取之以时、取之有度的思想,对当今中国解决好人与自然和谐共生的问题具有深刻的现实意义。中华传统文明的滋养,为当代中国开启了尊重自然、面向未来的智慧之门。