Sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên
Thiên nhiên là người mẹ của sự sống, là nền tảng căn bản cho loài người sinh sống và phát triển. Con người và thiên nhiên là cộng đồng cùng chung sinh mệnh. Loài người nên lấy thiên nhiên làm gốc, kính sợ thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. Bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ loài người, xây dựng văn minh sinh thái chính là đem lại hạnh phúc cho loài người.
Sinh thái hưng thì văn minh thịnh, sinh thái yếu thì văn minh suy. Sự thay đổi của môi trường sinh thái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy của nền văn minh. Những bài học lịch sử đã chứng minh rằng, trong suốt quá trình phát triển, không thể chỉ biết khai thác mà không biết đầu tư, không thể chỉ biết phát triển mà không biết bảo vệ, không thể chỉ biết sử dụng mà không biết phục hồi. Loài người chỉ có tuân theo quy luật tự nhiên thì mới có thể tránh đi đường vòng trong việc khai thác, tận dụng thiên nhiên, sự tổn hại mà loài người gây ra cho thiên nhiên cuối cùng thì sẽ gây tổn hại đến chính bản thân loài người, đó là quy luật không thể chống lại được.
Đại hội Đảng XIX coi “kiên trì cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên” là phương châm sách lược cơ bản để kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, đề xuất kiên trì phương châm ưu tiên tiết kiệm, ưu tiên bảo vệ, lấy phục hồi một cách tự nhiên làm chính, hình thành bố cục không gian, cơ cấu ngành nghề, phương thức sản xuất và lối sống tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trả lại cho thiên nhiên sự tĩnh mịch, hài hòa và tươi đẹp. Trung Quốc chủ trương phải bảo vệ môi trường tự nhiên và sinh thái như bảo vệ đôi mắt, thúc đẩy hình thành cục diện mới cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên.
Cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên là sự kế thừa và phát triển tư tưởng chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, là mục tiêu quan trọng trong xây dựng văn minh sinh thái thời đại mới, mà cũng là đặc trưng quan trọng trong việc xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
人与自然和谐共生
自然是生命之母,是人类赖以生存和发展的根基。人与自然是生命共同体。人类应该以自然为根,敬畏自然、尊重自然、顺应自然、保护自然。保护自然环境就是保护人类,建设生态文明就是造福人类。
生态兴则文明兴,生态衰则文明衰。生态环境变化直接影响文明兴衰演替。历史教训表明,在整个发展过程中,不能只讲索取不讲投入,不能只讲发展不讲保护,不能只讲利用不讲修复。人类只有遵循自然规律才能有效防止在开发利用自然上走弯路,人类对大自然的伤害最终会伤及人类自身,这是无法抗拒的规律。
中共十九大将“坚持人与自然和谐共生”作为新时代坚持和发展中国特色社会主义的一个基本方略,提出坚持节约优先、保护优先、自然恢复为主的方针,形成节约资源和保护环境的空间格局、产业结构、生产方式、生活方式,还自然以宁静、和谐、美丽。中国主张要像保护眼睛一样保护自然和生态环境,推动形成人与自然和谐共生新格局。
人与自然和谐共生,是对马克思主义关于人与自然关系思想的继承和发展,是新时代生态文明建设的一个重要目标,也是中国建设社会主义现代化的一个重要特征。