Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc

Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc là quan niệm phát triển quan trọng của Trung Quốc trong thời đại mới, là nguyên tắc quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá. Tháng 8 năm 2005, Bí thư Tỉnh uỷ Chiết Giang đương nhiệm Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất quan niệm phát triển “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc” liên quan đến sự thịnh suy của văn minh và hạnh phúc của nhân dân này tại làng Dư, huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang, yêu cầu theo đuổi sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, giữa kinh tế với xã hội, vừa cần có non xanh nước biếc, lại cần phải có núi vàng núi bạc. Bởi vì non xanh nước biếc là “cơ thể vô cơ của con người”, chỉ có giữ được non xanh nước biếc thì mới có thể bảo vệ chính bản thân loài người, nếu làm tổn hại non xanh nước biếc thì cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho chính bản thân loài người. Mà chỉ cần kiên trì cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, bảo vệ tốt non xanh nước biếc thì có thể mãi mãi tận hưởng non xanh nước biếc.  

Ngày 7 tháng 9 năm 2013, khi trả lời câu hỏi của sinh viên tại Ca-dắc-xtan, Tập Cận Bình chỉ ra, Trung Quốc xác định rõ việc đặt bảo vệ môi trường sinh thái ở vị trí nổi bật hơn, vừa cần non xanh nước biếc, vừa cần núi vàng núi bạc; thà có non xanh nước biếc còn hơn núi vàng núi bạc, mà non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc. Trung Quốc quyết không lấy việc hy sinh môi trường sinh thái làm cái giá để đánh đổi sự phát triển kinh tế nhất thời. Nhiệm vụ chiến lược xây dựng văn minh sinh thái, xây dựng Trung Quốc tươi đẹp chính là dành cho con cháu một quê nhà tốt đẹp có bầu trời xanh, đất phủ xanh và nước trong sạch.  

Non xanh nước biếc và núi vàng núi bạc là câu diễn đạt hình ảnh về bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế, chúng không phải quan hệ mâu thuẫn đối lập mà là quan hệ biện chứng thống nhất. Một mặt, non xanh nước biếc vừa là tài sản thiên thiên, tài sản sinh thái, vừa là tài sản xã hội, tài sản kinh tế. Sinh thái trong lành ẩn chứa giá trị kinh tế vô cùng vô tận, có thể không ngừng tạo ra hiệu quả tổng hợp, thực hiện sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Mặt khác, non xanh nước biếc là nội dung quan trọng trong đời sống hạnh phúc của nhân dân, hơn cả núi vàng núi bạc. Môi trường sinh thái trong lành là tài sản chung của quần chúng nhân dân, là sản phẩm công cộng công bằng nhất và là phúc lợi dân sinh phổ biến nhất.  

Quan niệm phát triển non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc đã kế thừa trí tuệ sinh thái “thiên nhân hợp nhất” của dân tộc Trung Hoa, thể hiện yêu cầu bản chất của sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, vạch ra đạo lý bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ sức sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái chính là phát triển sức sản xuất, chỉ rõ con đường mới cho việc thực hiện sự nhịp nhàng và hài hoà giữa phát triển và bảo vệ.  

绿水青山就是金山银山

绿水青山就是金山银山,是新时代中国重要的发展理念,是推进现代化建设的重大原则。2005年8月,时任中共浙江省委书记习近平在浙江省安吉余村首次提出了“绿水青山就是金山银山”这一关系文明兴衰、人民福祉的发展理念,要求追求人与自然的和谐、经济与社会的和谐,既要绿水青山,又要金山银山。因为,绿水青山是“人的无机的身体”,只有留得绿水青山在,才能保护人类自身,破坏了绿水青山,最终会殃及人类自身。而只要坚持人与自然和谐共生,守望好绿水青山,就能永恒拥有绿水青山。

2013年9月7日,习近平在哈萨克斯坦回答学生提问时指出,中国明确把生态环境保护摆在更加突出的位置,既要绿水青山,也要金山银山;宁要绿水青山,不要金山银山,而且绿水青山就是金山银山。中国绝不以牺牲生态环境为代价换取经济的一时发展。建设生态文明、建设美丽中国的战略任务,就是为了给子孙留下天蓝、地绿、水净的美好家园。

绿水青山和金山银山,是对生态环境保护和经济发展的形象化表达,这两者不是矛盾对立的关系,而是辩证统一的关系。一方面,绿水青山既是自然财富、生态财富,又是社会财富、经济财富。良好生态本身蕴含无穷的经济价值,能够源源不断创造综合效益,实现经济社会可持续发展。另一方面,绿水青山是人民幸福生活的重要内容,胜过金山银山。良好生态环境是人民群众的共有财富,是最公平的公共产品、最普惠的民生福祉。

绿水青山就是金山银山的发展观,继承了“天人合一”的中华民族生态智慧,体现了人与自然和谐共生的本质要求,阐述了经济发展和生态环境保护的关系,揭示了保护生态环境就是保护生产力、改善生态环境就是发展生产力的道理,指明了实现发展和保护协同共生的新路径。