Quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thập kỷ 80 và 90 thế kỷ XX, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên lần lượt trở thành quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình không ngừng tăng cường thực thi quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, kiên quyết đánh thắng, đánh tốt trận chiến phòng chống ô nhiễm. Tháng 5 năm 2013, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên tổ chức buổi học tập chung về việc ra sức thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái. Tập Cận Bình nhấn mạnh, tiết kiệm tài nguyên là sách lược căn bản để bảo vệ môi trường sinh thái. Phải ra sức tiết kiệm, tập trung tận dụng tài nguyên, thúc đẩy chuyển đổi căn bản phương thức tận dụng tài nguyên, tăng cường quản lý công tác tiết kiệm trong suốt quá trình, giảm tổn hao năng lượng, tài nguyên nước và đất đai với mức độ lớn, ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy cắt giảm tổn hao tài nguyên và chất thải, tái chế tái sử dụng tài nguyên và chất thải trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Môi trường sinh thái trong lành là nền tảng căn bản cho sự phát triển liên tục của con người và xã hội. Bảo vệ và quản lý môi trường phải lấy việc giải quyết những vấn đề môi trường nổi bật gây hại cho sức khoẻ quần chúng làm trọng điểm, kiên trì lấy phòng ngừa làm chính và quản lý tổng hợp, tăng cường phòng chống ô nhiễm nước, khí quyển và đất, dốc sức vào việc thúc đẩy phòng chống ô nhiễm nước tại những lưu vực và khu vực trọng điểm cũng như thúc đẩy phòng chống ô nhiễm khí quyển trong những ngành nghề và khu vực trọng điểm.

节约资源和保护环境的基本国策

20世纪80年代和90年代,保护环境和节约资源先后成为中国的基本国策。中共十八大以来,以习近平同志为核心的中共中央,不断加大节约资源和保护环境基本国策的实施力度,坚决打赢打好污染防治攻坚战。2013年5月,中共中央政治局就大力推进生态文明建设专门进行了集体学习。习近平强调,节约资源是保护生态环境的根本之策。要大力节约集约利用资源,推动资源利用方式根本转变,加强全过程节约管理,大幅降低能源、水、土地消耗强度,大力发展循环经济,促进生产、流通、消费过程的减量化、再利用、资源化。良好生态环境是人和社会持续发展的根本基础。环境保护和治理要以解决损害群众健康突出的环境问题为重点,坚持预防为主、综合治理,强化水、大气、土壤等污染防治,着力推进重点流域和区域水污染防治,着力推进重点行业和重点区域大气污染治理。