Trung Quốc tươi đẹp

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Trung Quốc tươi đẹp

Trung Quốc tươi đẹp là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng văn minh sinh thái, cũng là nội dung quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Đại hội Đảng XVIII đưa xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục tổng thể “Năm trong một” của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đề xuất rõ ràng ra sức thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái, nỗ lực xây dựng Trung Quốc tươi đẹp, thực hiện sự phát triển bền vững lâu dài của dân tộc Trung Hoa. Điều đó đánh dấu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nhận thức sâu hơn về quy luật của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tỏ rõ ý chí kiên định và quyết tâm kiên cường của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tăng cường xây dựng văn minh sinh thái. Đại hội Đảng XIX chỉ ra một cách sâu sắc rằng, xây dựng văn minh sinh thái là kế hoạch căn bản liên quan đến sự phát triển bền vững lâu dài của dân tộc Trung Hoa, đề xuất rõ ràng từ năm 2035 đến giữa thế kỷ này, trên cơ sở cơ bản thực hiện hiện đại hoá, phấn đấu thêm 15 năm nữa để xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp. 

Nói một cách cụ thể, xây dựng Trung Quốc tươi đẹp tức là phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, kiên trì quan niệm “vừa cần núi vàng núi bạc, lại cần non xanh nước biếc”, “non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”, quán triệt quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy chủ động hơn nữa phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển carbon thấp; tức là phải dành cho thiên nhiên nhiều không gian hơn để phục hồi, dành cho nông nghiệp nhiều đồng ruộng màu mỡ, dành cho con cháu môi trường sản xuất và sinh sống có bầu trời xanh, đất phủ xanh, nước trong sạch. 

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt xây dựng văn minh sinh thái ở vị trí nổi bật trong công tác toàn cục, tăng cường toàn diện xây dựng văn minh sinh thái, triển khai một loạt công tác mang tính căn bản, tính sáng tạo và tính lâu dài, kiên quyết đánh thắng, đánh tốt trận chiến phòng chống ô nhiễm, trù tính quản lý núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao, đồng cỏ và bãi cát với mức độ quản lý ô nhiễm, tần suất ban hành chế độ, tiêu chuẩn chấp pháp giám sát và tốc độ cải thiện chất lượng môi trường xưa nay chưa từng có, công cuộc xây dựng văn minh sinh thái đã có những biến đổi mang tính lịch sử, tính chuyển ngoặt và tính toàn cục từ nhận thức đến thực tiễn. Ví dụ như thực hiện bảo vệ và phục hồi sinh thái nhất thể hoá đối với núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ, triển khai hành động xanh hoá đất nước và hành động xanh hoá của toàn dân, thúc đẩy vành đai kinh tế sông Trường Giang và lưu vực sông Hoàng Hà phát triển xanh, thúc đẩy quản lý hồ Nhĩ Hải ở tỉnh Vân Nam và bảo vệ khu vực đầu nguồn của ba con sông Trường Giang, Hoàng Hà, Lan Thương tại tỉnh Thanh Hải, thúc đẩy hình thành phong trào phân loại rác thải, thực hiện chế độ nghiêm ngặt nhất và pháp trị nghiêm mật nhất để bảo vệ môi trường sinh thái, v.v.

Trung Quốc sẽ không vì thực hiện giấc mơ Trung Quốc mà hy sinh môi trường, mà sẽ bảo vệ tốt môi trường sinh thái song song với phát triển kinh tế. Xây dựng “Trung Quốc tươi đẹp” sẽ có lợi cho sự phát triển lâu dài của Trung Quốc, cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thế giới, và càng giúp ích cho loài người thực hiện giấc mơ chung: Bảo vệ trái đất tươi đẹp, xây dựng quê nhà xanh.

美丽中国

美丽中国是生态文明建设的重要目标,也是实现中华民族伟大复兴中国梦的重要内容。中共十八大把生态文明建设纳入中国特色社会主义事业“五位一体”总体布局,明确提出大力推进生态文明建设,努力建设美丽中国,实现中华民族永续发展。这标志着中国共产党对中国特色社会主义规律认识的进一步深化,表明了中国共产党加强生态文明建设的坚定意志和坚强决心。中共十九大深刻指出,生态文明建设是关系中华民族永续发展的根本大计,明确提出从2035年到本世纪中叶,在基本实现现代化的基础上,再奋斗15年,把中国建成富强民主文明和谐美丽的社会主义现代化强国。

具体而言,建设美丽中国就是要按照尊重自然、顺应自然、保护自然的原则,秉持“既要金山银山,又要绿水青山”“绿水青山就是金山银山”的理念,贯彻节约资源和保护环境的基本国策,更加自觉地推动绿色发展、循环发展、低碳发展;就是要给自然留下更多修复空间,给农业留下更多良田,为子孙后代留下天蓝、地绿、水清的生产生活环境。

中共十八大以来,中共中央把生态文明建设摆在全局工作的突出位置,全面加强生态文明建设,开展了一系列根本性、开创性、长远性工作,坚决打赢打好污染防治攻坚战,统筹山水林田湖草沙治理,污染治理力度之大、制度出台频度之密、监管执法尺度之严、环境质量改善速度之快前所未有,生态文明建设从认识到实践都发生了历史性、转折性、全局性的变化。例如,实施山水林田湖草一体化生态保护和修复,开展国土绿化行动、全民绿色行动,推动长江经济带、黄河流域绿色发展,推进云南洱海治理、青海三江源保护,促进垃圾分类蔚然成风,实行最严格制度、最严密法治保护生态环境等。

中国梦的实现不以牺牲环境为代价,在发展经济的同时,保护好生态环境。建设美丽中国,有利于中国的长远发展,也将助推全球可持续发展,更有助于实现人类共同的梦想——保护美丽地球、建设绿色家园。