Phát triển carbon thấp

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Phát triển carbon thấp

Phát triển carbon thấp tức là một mô hình phát triển bền vững với đặc trưng là tiêu hao năng lượng thấp, ô nhiễm thấp và phát thải thấp, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Phát triển carbon thấp đòi hỏi thúc đẩy cách mạng năng lượng, ưu hoá cơ cấu sản xuất và tiêu thụ năng lượng, thực hiện phương châm ưu tiên tiết kiệm nguồn năng lượng, phát triển nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh, tạo dựng hệ thống nguồn năng lượng sạch, carbon thấp, an toàn và hiệu quả, không ngừng giảm mức phát thải của các loại khí nhà kính như khí carbon, v.v. 

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Trung Quốc kiên trì coi trọng cả hiện tại và tương lai, thúc đẩy toàn diện việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, tìm tòi con đường phát triển carbon thấp, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, dựng nên hình tượng nước lớn có trách nhiệm. Một là kiểm soát phát thải khí nhà kính, ưu hoá cơ cấu nguồn năng lượng, tiết kiệm nguồn năng lượng và nâng cao hiệu quả, tăng cường sự hấp thụ carbon của rừng, đồng cỏ, đất ngập nước và biển, kiểm soát phát thải các loại khí nhà kính như carbon, metan, hydrofluorocarbon, carbon tetrafluoride và sulfur hexafluoride, v.v. trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và ngành chăn nuôi, v.v. Hai là nâng cao năng lực thích ứng đặc biệt là năng lực ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng cường giám sát, báo động và phòng ngừa, nâng cao trình độ của những lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, lâm nghiệp và tài nguyên nước, v.v. và những khu vực có môi trường sinh thái mong manh trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Ba là thúc đẩy thí điểm phát triển carbon thấp, thúc đẩy thí điểm tại các tỉnh (khu tự trị), thành phố, thị trấn, khu công nghiệp và khu dân cư, nỗ lực xây dựng xã hội carbon thấp. Bốn là tích cực tham gia đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, kiên trì nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc dựa vào năng lực của mỗi bên, tham gia mang tính xây dựng đàm phán quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy hình thành cục diện công bằng, hợp lý trên thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu.   

Trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, công cuộc xây dựng văn minh sinh thái của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ then chốt lấy giảm phát thải carbon làm phương hướng chiến lược trọng điểm, thúc đẩy giảm ô nhiễm và giảm phát thải carbon phối hợp với nhau và tăng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chuyển sang mô hình phát triển xanh toàn diện, thực hiện sự cải thiện chất lượng môi trường sinh thái từ sự biến đổi về lượng đến sự biến đổi về chất. Trung Quốc sẽ kiên định vững vàng đi theo con đường phát triển chất lượng cao sinh thái đi trước, xanh và carbon thấp, kiên trì bền bỉ thúc đẩy phát triển xanh và carbon thấp. Trung Quốc sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030 và trung hoà carbon trước năm 2060. Đây là quyết sách chiến lược trọng đại mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình đưa ra sau những suy nghĩ tường tận, cũng là cam kết trang nghiêm của Trung Quốc với thế giới.

低碳发展

低碳发展,就是一种以低耗能、低污染、低排放为特征的可持续发展模式,对经济和社会的可持续发展具有重要意义。它要求推进能源革命,优化能源生产消费结构,落实节能优先方针,发展新能源和可再生能源,构建清洁低碳、安全高效的能源体系,不断降低二氧化碳等温室气体排放强度。

中共十八大以来,中国坚持当前和长远兼顾、减缓和适应全面推进,探索低碳发展道路,提高气候变化应对能力,树立负责任大国形象。一是控制温室气体排放,优化能源结构,节约能源和提高能效,增加森林、草原、湿地、海洋碳汇,控制能源、工业、农牧业等领域二氧化碳、甲烷、氢氟碳化物、全氟化碳、六氟化硫等温室气体排放。二是提高适应能力,特别是应对极端天气事件的能力,加强监测、预警和预防,提高农业、林业、水资源等重点领域和生态脆弱地区适应气候变化水平。三是推动低碳发展试点,推进省区、城市、城镇、产业园区、社区试点,努力建设低碳社会。四是参与气候变化国际谈判,坚持共同但有区别的责任原则、公平原则、各自能力原则,建设性地参与应对气候变化国际谈判,推动建立公平合理的全球应对气候变化格局。

“十四五”时期,中国生态文明建设进入了以降碳为重点战略方向、推动减污降碳协同增效、促进经济社会发展全面绿色转型、实现生态环境质量改善由量变到质变的关键时期。中国将坚定不移走生态优先、绿色低碳的高质量发展道路,坚持不懈推动绿色低碳发展。中国力争2030年前实现碳达峰,2060年前实现碳中和,是以习近平同志为核心的中共中央经过深思熟虑作出的重大战略决策,也是中国向世界作出的庄严承诺。