Bố cục bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Bố cục bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ

Không gian lãnh thổ là tài nguyên thiên nhiên quý báu nhất của đất nước và dân tộc, là thể chuyển tải không gian xây dựng văn minh sinh thái. Không gian lãnh thổ khác nhau có tình hình thiên nhiên khác nhau, cần dựa vào định vị chức năng chủ thể của không gian lãnh thổ mà xác định nội dung phát triển cũng như nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển tương ứng, tạo dựng bố cục không gian khoa học và hợp lý. Tháng 9 năm 2015, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Phương án tổng thể về cải cách thể chế văn minh sinh thái, lần đầu tiên đề xuất xây dựng chế độ bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ. Tháng 10 năm 2017, Đại hội Đảng XIX lại đề xuất, xây dựng chế độ bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ, hoàn thiện chính sách đồng bộ cho các khu chức năng chủ thể, xây dựng hệ thống khu vực bảo tồn thiên nhiên lấy vườn quốc gia làm chủ thể. 

Xây dựng chế độ bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ, tức là dựa vào nguyên tắc cân bằng dân số, tài nguyên và môi trường, bố trí một cách khoa học ba không gian chức năng lớn là không gian sản xuất, không gian sinh sống và không gian sinh thái, thống nhất hữu cơ ba hiệu quả là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả sinh thái, lấy pháp luật làm chỗ dựa, lấy quy hoạch không gian làm nền tảng, lấy giám sát và quản lý phạm vi sử dụng và cơ chế thị trường hoá làm biện pháp, kiểm soát nghiêm ngặt mức độ phát triển không gian lãnh thổ, điều chỉnh ưu hoá cơ cấu không gian, thúc đẩy không gian sản xuất phát triển chuyên sâu và hiệu quả, không gian sinh sống vừa phải và đáng sống, không gian sinh thái có nước non xinh đẹp, dành cho thiên nhiên càng nhiều không gian hơn để phục hồi, dành cho nông nghiệp càng nhiều đồng ruộng màu mỡ hơn, dành cho con cháu quê nhà tươi đẹp có bầu trời xanh, đất phủ xanh và nước trong sạch.    

Quy hoạch không gian lãnh thổ là kim chỉ nam cho sự phát triển không gian và quy hoạch không gian cho sự phát triển bền vững của Nhà nước, là căn cứ cơ bản cho các loại hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển. Tháng 5 năm 2019, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Một số ý kiến về việc xây dựng hệ thống quy hoạch không gian lãnh thổ và giám sát thực thi, đề xuất xây dựng hệ thống quy hoạch không gian lãnh thổ “năm cấp, ba loại, bốn hệ thống”[ Năm cấp là cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã; ba loại là chỉ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch hạng mục; bốn hệ thống là hệ thống lập kế hoạch và xét duyệt, hệ thống giám sát thực thi, hệ thống pháp quy chính sách, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật.], hợp nhất các quy hoạch không gian như quy hoạch khu chức năng chủ thể, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đô thị và nông thôn,v.v. thành quy hoạch không gian lãnh thổ thống nhất, thực hiện “hợp nhất nhiều quy hoạch”, tăng cường vai trò chỉ đạo và ràng buộc của quy hoạch không gian lãnh thổ đối với các quy hoạch hạng mục, điều này đánh dấu thiết kế tầng đỉnh và “bốn xà tám cột”[ Một thành quả lý luận mới nhất của Đảng, chỉ cải cách phải có một cái khung chính.] của hệ thống quy hoạch không gian lãnh thổ đã cơ bản hình thành.   

Tháng 3 năm 2021, Đề cương “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14” xác định rõ ràng việc ưu hoá bố cục bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ là mục tiêu quan trọng trong xây dựng văn minh sinh thái trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, đề xuất dựa vào khả năng chịu tải của môi trường tài nguyên, phát huy thế mạnh tương đối của các khu vực, thúc đẩy các yếu tố lưu thông hợp lý và tập hợp hiệu quả, thúc đẩy hình thành bố cục mới bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ có chức năng chủ thể rõ rệt, thế mạnh bổ sung cho nhau và phát triển với chất lượng cao. Việc Trung Quốc tạo dựng bố cục mới bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ là nhu cầu cho việc xây dựng hiện đại hoá có sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh sinh thái của thế giới.

国土空间开发保护格局

国土空间是国家和民族最宝贵的自然资源,是生态文明建设的空间载体。不同的国土空间,自然状况不同,需要根据其主体功能定位确定开发内容和发展的主要任务,构建科学合理的空间格局。2015年9月,中共中央、国务院印发《生态文明体制改革总体方案》,首次提出构建国土空间开发保护制度。2017年10月,中共十九大进一步提出,构建国土空间开发保护制度,完善主体功能区配套政策,建立以国家公园为主体的自然保护地体系。

构建国土空间开发保护制度,就是按照人口、资源、环境相均衡,生产空间、生活空间、生态空间三大功能空间科学布局,经济效益、社会效益、生态效益三类效益有机统一的原则,以法律为依据,以空间规划为基础,以用途管制和市场化机制为手段,严格控制国土空间开发强度,调整优化空间结构,促进生产空间集约高效、生活空间宜居适度、生态空间山清水秀,给自然留下更多修复空间,给农业留下更多良田,给子孙留下天蓝、地绿、水净的美好家园。

国土空间规划是国家空间发展的指南、可持续发展的空间蓝图,是各类开发保护建设活动的基本依据。2019年5月,中共中央、国务院印发《关于建立国土空间规划体系并监督实施的若干意见》,提出建立“五级三类四体系”的国土空间规划体系,将主体功能区规划、土地利用规划、城乡规划等空间规划融合为统一的国土空间规划,实现“多规合一”,强化国土空间规划对各专项规划的指导约束作用,这标志着国土空间规划体系顶层设计和“四梁八柱”基本形成。

2021年3月,“十四五”规划《纲要》明确将优化国土空间开发保护格局作为“十四五”时期生态文明建设的一个主要目标,提出立足资源环境承载能力,发挥各地区比较优势,促进各类要素合理流动和高效集聚,推动形成主体功能明显、优势互补、高质量发展的国土空间开发保护新格局。中国构建国土空间开发保护新格局是建设人与自然和谐共生现代化的需要,对全球经济发展和生态安全具有举足轻重的作用。