Tài chính xanh
Phát triển tài chính xanh là biện pháp quan trọng để thực hiện phát triển xanh, cũng là nội dung quan trọng trong cải cách cơ cấu nguồn cung. Tháng 8 năm 2016, 7 bộ ngành gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, v.v. cùng ấn hành Ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng hệ thống tài chính xanh, xác định rõ nội hàm của tài chính xanh là hoạt động kinh tế ủng hộ cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như tiết kiệm và tận dụng hiệu quả tài nguyên, tức là những dịch vụ tài chính được cung cấp cho việc tiếp cận nguồn vốn, quản lý kinh doanh và rủi ro của dự án trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, nguồn năng lượng sạch, giao thông xanh và kiến trúc xanh, v.v. Báo cáo Đại hội Đảng XIX lại tiến thêm một bước coi phát triển tài chính xanh là một trong những con đường đẩy mạnh phát triển xanh. Xây dựng hệ thống tài chính xanh không những giúp ích cho việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước chuyển sang mô hình phát triển xanh với tốc độ nhanh hơn, cũng có lợi cho việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, nguồn năng lượng mới và tiết kiệm nguồn năng lượng, v.v. đẩy nhanh vun đắp điểm tăng trưởng mới cho nền kinh tế, nâng cao tiềm năng tăng trưởng cho nền kinh tế.
Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên xây dựng nên hệ thống chính sách tài chính xanh tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Những năm gần đây, tài chính xanh của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đi đầu thế giới trong các lĩnh vực như biện pháp khuyến khích, thí điểm địa phương, trái phiếu xanh, quỹ ngành nghề xanh, trắc nghiệm về sức ép môi trường, đánh giá và chứng nhận xanh, v.v. Từ năm 2012 đến nay, nhiều cơ quan như Uỷ ban Giám sát và Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến, v.v. đã lần lượt công bố một loạt văn kiện về hoạt động tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xanh do doanh nghiệp phát hành, hệ thống tài chính xanh, v.v. Một số khu vực của 6 tỉnh (khu tự trị) Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Tân Cương và Cam Túc được phê chuẩn xây dựng khu thí điểm cải cách và sáng tạo tài chính xanh có trọng điểm riêng và đặc sắc riêng, tìm ra kinh nghiệm bổ ích có thể sao chép và phổ biến rộng rãi về mặt thể chế cơ chế.
绿色金融
发展绿色金融,是实现绿色发展的重要措施,也是供给侧结构性改革的重要内容。2016年8月,中国人民银行等7部委联合印发《关于构建绿色金融体系的指导意见》,明确绿色金融的内涵为支持环境改善、应对气候变化和资源节约高效利用的经济活动,即对环保、节能、清洁能源、绿色交通、绿色建筑等领域的项目投融资、运营和风险管理等提供的金融服务。中共十九大报告进一步将发展绿色金融作为推进绿色发展的路径之一。构建绿色金融体系,不仅有助于加快国家经济向绿色化转型,也有利于促进环保、新能源、节能等领域的技术进步,加快培育新的经济增长点,提升经济增长潜力。
中国是全球首个建立比较完整的绿色金融政策体系的经济体。近年来,中国绿色金融发展迅速,在激励措施、地方试点、绿色债券、绿色产业基金、环境压力测试、绿色评估与认证等领域走在世界前列。2012年至今,中国银监会、中国人民银行、国家发展改革委、沪深交易所等多个部门先后发布了关于绿色信贷、绿色债券发行、绿色公司债、绿色金融体系等一揽子文件。浙江、江西、广东、贵州、新疆、甘肃等6省(区)部分地区获批建设各有侧重、各具特色的绿色金融改革创新试验区,在体制机制上探索出可复制可推广的有益经验。