Thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon

Đạt đỉnh phát thải carbon, tức là lượng phát thải khí carbon đạt mức cao nhất lịch sử, rồi trải qua một giai đoạn ổn định, sau đó đi vào quá trình giảm xuống liên tục, cũng là bước ngoặt lịch sử mà lượng phát thải khí carbon chuyển từ tăng sang giảm. Trung hoà carbon, tức là thông qua nâng cao hiệu suất nguồn năng lượng và thay thế nguồn năng lượng để giảm lượng khí carbon do hoạt động của con người phát thải ra xuống mức thấp nhất, rồi thông qua sự hấp thụ carbon của rừng hoặc những phương thức khác như thu hồi carbon, v.v. để triệt tiêu phát thải carbon, thực hiện sự cân bằng giữa phát thải và thu giữ.    

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, dưới sự chỉ dẫn của tư tưởng Tập Cận Bình về văn minh sinh thái, Trung Quốc quán triệt quan niệm phát triển mới, đặt việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở vị trí nổi bật hơn trong quản lý đất nước, không ngừng giảm mạnh lượng phát thải carbon, không ngừng tăng cường mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu bằng nỗ lực lớn nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chuyển sang mô hình xanh toàn diện, xây dựng hiện đại hoá có sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Tháng 9 năm 2020, trong cuộc tranh luận thông thường (general debate) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 75, Tập Cận Bình trịnh trọng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ nâng mức NDC của nước mình, áp dụng chính sách và biện pháp mạnh hơn, cố gắng thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030 và trung hoà carbon trước năm 2060. Tháng 3 năm 2021, Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị lần thứ 9 Uỷ ban Tài chính Kinh tế Trung ương, xác định rõ ràng đưa mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon vào bố cục tổng thể của xây dựng văn minh sinh thái. Tháng 9 năm 2021, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến về việc quán triệt hoàn chỉnh, chuẩn xác, toàn diện quan niệm phát triển mới, làm tốt công tác thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon, xác định rõ nguyên tắc làm việc, mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trọng điểm cho việc thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon. Tháng 10 năm 2021, Quốc vụ viện ấn hành Phương án hành động về việc thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030, đưa ra bố trí tổng thể về việc thúc đẩy công tác thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon.     

Thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon là quyết sách chiến lược quan trọng mà Trung Quốc đưa ra sau những suy nghĩ tường tận, là sự lựa chọn tất yếu để dốc sức giải quyết những vấn đề nổi bật ràng buộc môi trường tài nguyên, thực hiện sự phát triển bền vững lâu dài của dân tộc Trung Hoa, là cam kết trang nghiêm trong việc tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại. Trung Quốc đưa việc thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung hoà carbon vào toàn cục phát triển kinh tế - xã hội, kiên trì quan niệm hệ thống, trù tính quan hệ giữa phát triển với giảm thiểu phát thải, giữa chỉnh thể với cục bộ, giữa ngắn hạn với trung và dài hạn, lấy sự phát triển kinh tế - xã hội chuyển sang mô hình xanh toàn diện làm dẫn dắt, lấy sự phát triển nguồn năng lượng xanh và carbon thấp làm mấu chốt, đẩy nhanh hình thành cơ cấu ngành nghề, phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt và bố cục không gian tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, kiên định vững vàng đi theo con đường phát triển chất lượng cao mà sinh thái đi trước, xanh và carbon thấp.  

实现碳达峰、碳中和

碳达峰,即二氧化碳排放量达到历史最高值,然后经过平台期进入持续下降的过程,也是二氧化碳排放量由增转降的历史拐点。碳中和,即通过能效提升和能源替代将人为活动排放的二氧化碳减至最低程度,然后通过森林碳汇或捕集等其他方式抵消掉二氧化碳的排放,实现源与汇的平衡。

中共十八大以来,在习近平生态文明思想指引下,中国贯彻新发展理念,将应对气候变化摆在国家治理更加突出的位置,不断提高碳排放强度削减幅度,不断强化自主贡献目标,以最大努力提高应对气候变化力度,推动经济社会发展全面绿色转型,建设人与自然和谐共生的现代化。2020年9月,习近平在第七十五届联合国大会一般性辩论上郑重宣示,中国将提高国家自主贡献力度,采取更加有力的政策和措施,二氧化碳排放力争于2030年前达到峰值,努力争取2060年前实现碳中和。2021年3月,习近平主持召开中央财经委员会第九次会议,明确将碳达峰、碳中和纳入生态文明建设整体布局。2021年9月,中共中央、国务院印发《关于完整准确全面贯彻新发展理念做好碳达峰碳中和工作的意见》,明确实现碳达峰、碳中和目标的工作原则、主要目标和重点任务。2021年10月,国务院印发《2030年前碳达峰行动方案》,对推进碳达峰工作作出总体部署。

实现碳达峰、碳中和,是中国深思熟虑作出的重大战略决策,是着力解决资源环境约束突出问题、实现中华民族永续发展的必然选择,是构建人类命运共同体的庄严承诺。中国将碳达峰、碳中和纳入经济社会发展全局,坚持系统观念,统筹发展和减排、整体和局部、短期和中长期的关系,以经济社会发展全面绿色转型为引领,以能源绿色低碳发展为关键,加快形成节约资源和保护环境的产业结构、生产方式、生活方式、空间格局,坚定不移走生态优先、绿色低碳的高质量发展道路。