Xây dựng “đô thị không chất thải”

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Xây dựng “đô thị không chất thải”

“Đô thị không chất thải” không phải là chỉ thành phố không phát sinh chất thải rắn hoặc tận dụng triệt để chất thải rắn để tái sử dụng và tái chế, mà là một quan niệm quản lý đô thị tiên tiến, tức là mô hình phát triển đô thị lấy quan niệm phát triển mới sáng tạo, hài hoà, xanh, mở cửa và cùng hưởng làm dẫn dắt, thông qua việc thúc đẩy hình thành phương thức phát triển xanh và lối sống xanh, liên tục thúc đẩy cắt giảm chất thải rắn từ đầu nguồn và tận dụng chất thải rắn để tái sử dụng và tái chế, giảm lượng chôn lấp với mức lớn nhất, giảm tác động môi trường của chất thải rắn xuống mức thấp nhất. Quan niệm này là nhằm thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng truyền thống “sản xuất lượng lớn, tiêu hao lượng lớn, phát thải lượng lớn”, cuối cùng thực hiện mục tiêu cả thành phố có lượng phát sinh chất thải rắn ít nhất, tận dụng hết mức chất thải rắn để tái sử dụng và tái chế cũng như xử lý an toàn chất thải rắn.  

Tháng 12 năm 2018, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Phương án công tác về thí điểm xây dựng “đô thị không chất thải”, thông qua việc đi sâu cải cách quản lý tổng hợp chất thải rắn tại thành phố thí điểm, xây dựng hệ thống chỉ tiêu một cách hệ thống, tổng kết kinh nghiệm và cách làm thí điểm, hình thành một loạt mô hình điển hình có thể sao chép và phổ biến rộng rãi về xây dựng “đô thị không chất thải”. Tháng 5 năm 2019, 16 thành phố và khu vực thí điểm là thành phố Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông, thành phố Bao Đầu khu tự trị Nội Mông Cổ, thành phố Đồng Lăng tỉnh An Huy, thành phố Uy Hải tỉnh Sơn Đông, thành phố Trùng Khánh (nội thành), thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, thành phố Hứa Xương tỉnh Hà Nam, thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô, thành phố Bàn Cẩm tỉnh Liêu Ninh, thành phố Tây Ninh tỉnh Thanh Hải và khu mới Hùng An tỉnh Hà Bắc (đại diện cho khu mới), khu phát triển kinh tế kỹ thuật Bắc Kinh (đại diện cho khu phát triển), đô thị sinh thái Thiên Tân Trung Quốc – Xin-ga-po (đại diện cho hợp tác quốc tế), huyện Quang Trạch tỉnh Phúc Kiến (đại diện cho cấp huyện), thị xã Thuỵ Kim tỉnh Giang Tây (đại diện cho thị xã) đã mở đầu công tác thí điểm xây dựng “đô thị không chất thải”. 

Xây dựng “đô thị không chất thải” là hành động cụ thể trong việc đi sâu thực hiện những bố trí quyết sách của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện, xây dựng thí điểm là điểm nhấn mạnh mẽ để đi sâu cải cách quản lý tổng hợp chất thải rắn, thúc đẩy xây dựng “xã hội không chất thải” trên cấp độ thành phố, là giải pháp quan trọng để nâng cấp văn minh sinh thái và xây dựng Trung Quốc tươi đẹp.

“无废城市”建设

“无废城市”不是指没有固体废物产生或固体废物完全资源化利用的城市,而是一种先进的城市管理理念,即以创新、协调、绿色、开放、共享的新发展理念为引领,通过推动形成绿色发展方式和生活方式,持续推进固体废物源头减量和资源化利用,最大限度减少填埋量,将固体废物的环境影响降至最低的城市发展模式。这一理念,旨在改变传统的“大量生产、大量消耗、大量排放”的生产和消费模式,最终实现整个城市固体废物产生量最小、资源化利用充分、处置安全的目标。

2018年12月,国务院办公厅印发《“无废城市”建设试点工作方案》,通过在试点城市深化固体废物综合管理改革,系统构建指标体系,总结试点经验做法,形成一批可复制、推广的“无废城市”建设示范模式。2019年5月,广东省深圳市、内蒙古自治区包头市、安徽省铜陵市、山东省威海市、重庆市(主城区)、浙江省绍兴市、海南省三亚市、河南省许昌市、江苏省徐州市、辽宁省盘锦市、青海省西宁市,以及河北雄安新区(新区代表)、北京经济技术开发区(开发区代表)、中新天津生态城(国际合作代表)、福建省光泽县(县级代表)、江西省瑞金市(县级市代表)等共16个试点城市和地区启动“无废城市”建设试点工作。

“无废城市”建设是深入落实中共中央、国务院决策部署的具体行动,建设试点是从城市整体层面深化固体废物综合管理改革、推动“无废社会”建设的有力抓手,是提升生态文明、建设美丽中国的重要举措。