Những công trình để bảo vệ đa dạng sinh học

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Những công trình để bảo vệ đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là mạch máu và nền móng của cộng đồng cùng chung sinh mệnh của trái đất, cung cấp những thứ cần thiết phong phú đa dạng trong sản xuất và sinh hoạt, môi trường sinh thái trong lành, an toàn và văn hoá cảnh quan độc đáo cho loài người. Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học là nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái của Trung Quốc, mà cũng là nhận thức chung rộng rãi của cộng đồng quốc tế.  

Là một trong những nước có đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới, Trung Quốc coi trọng cao độ bảo vệ đa dạng sinh học, coi đó là nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái và bố trí một cách hệ thống, mở ra một con đường bảo vệ đa dạng sinh học mang đặc sắc Trung Quốc. Theo quan niệm núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ là cộng đồng cùng chung sinh mệnh, Trung Quốc kiên trì bảo vệ trong phát triển, phát triển trong bảo vệ, đẩy nhanh nhịp bước lập pháp, xác định vạch đỏ bảo vệ sinh thái, thực thi những công trình trọng đại để bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy điều tra, giám sát và đánh giá đa dạng sinh học, thiết thực làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên động vật và thực vật hoang dã, thúc đẩy xây dựng hệ thống quản lý khu vực bảo tồn thiên nhiên lấy vườn quốc gia làm chủ thể, lấy khu bảo tồn thiên nhiên làm nền tảng và lấy các loại công viên tự nhiên làm bổ sung, không ngừng nâng cao mức độ tham gia của xã hội và ý thức công chúng về bảo vệ đa dạng sinh học, hình thành nên cơ chế Chính phủ chủ đạo, toàn dân tham gia, quản lý đa bên, hợp tác cùng thắng, thúc đẩy việc bảo vệ đa dạng sinh học của Trung Quốc không ngừng đạt được những thành tựu và hiệu quả mới, có những đóng góp mới cho việc ứng phó với những thách thức về đa dạng sinh học toàn cầu.    

Trung Quốc đưa việc bảo vệ đa dạng sinh học lên tầm chiến lược quốc gia, đưa việc bảo vệ đa dạng sinh học vào quy hoạch trung và dài hạn của các khu vực và các lĩnh vực, không ngừng xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp quy chính sách về bảo vệ đa dạng sinh học, công bố thực thi các văn bản chính sách như Phương án tổng thể về cải cách thể chế văn minh sinh thái, Chiến lược và chương trình hành động về việc bảo vệ đa dạng sinh học của Trung Quốc (giai đoạn 2011 – 2030), Ý kiến về việc tăng cường hơn nữa bảo vệ đa dạng sinh học và Phương án hành động của Trung Quốc trong Thập kỷ của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, v.v. ban hành và thực thi các pháp luật pháp quy như Luật An ninh sinh học nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Luật Phòng chống dịch bệnh động vật nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, v.v. tăng cường thiết kế tầng đỉnh từ các mặt như quản lý và kiểm soát không gian, bảo vệ và tận dụng, bảo vệ và đền bù, v.v. cung cấp sự bảo đảm về chế độ cho việc bảo vệ và quản lý đa dạng sinh học. 

Qua nỗ lực không ngừng, công tác bảo vệ đa dạng sinh học của Trung Quốc đã đạt được những tiến triển tích cực: Diện tích rừng tăng hơn 70 triệu héc-ta trong 10 năm qua, đứng đầu thế giới. Quản lý sa mạc hoá, hoang mạc hoá với quy mô lớn trong thời gian dài, bảo vệ và phục hồi đất ngập nước một cách hiệu quả, lượng sưu tầm và lưu giữ nguồn tài nguyên di truyền sinh học đứng hàng đầu thế giới. Có tới 90% các loại thảm thực vật và hệ sinh thái lục địa, 65% quần thể thực vật cao cấp, 85% quần thể động vật hoang dã thuộc loại bảo vệ trọng điểm được bảo vệ một cách hiệu quả. Những thông tin làm ấm lòng người như “đoàn du lịch” những con voi hoang dã ở tỉnh Vân Nam di chuyển về phía Bắc, gấu trúc được chuyển từ loài “có nguy cơ tuyệt chủng” sang loài “dễ bị tổn thương”, “thiên sứ mỉm cười” cá heo sông Trường Giang nhiều lần xuất hiện tại lưu vực sông Trường Giang, báo tuyết xuất hiện tới tấp tại các khu vực như vườn quốc gia Tam Giang Nguyên, v.v. số lượng linh dương Tây Tạng sống tại cao nguyên Thanh Tạng tăng từ 70 nghìn con lên 300 nghìn con, v.v. đã nhiều lần xuất hiện trên top tìm kiếm của các phương tiện truyền thông.  

Trung Quốc chủ trương lấy đạo của thiên nhiên để nuôi dưỡng vạn vật, tìm kiếm cơ hội phát triển trong bảo vệ thiên nhiên, thực hiện cùng thắng giữa bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế chất lượng cao. Là một trong những nước đầu tiên gia nhập Công ước đa dạng sinh học (CBD) của Liên hợp quốc, Trung Quốc thiết thực thực hiện những nghĩa vụ trong Công ước, dẫn đầu thành lập Uỷ ban Quốc gia về Bảo vệ Đa dạng sinh học, và đã hoàn thành mục tiêu thành lập khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 2020 trước thời hạn. Năm 2021, Trung Quốc đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học (CBD COP15), cùng các bên thương thảo chiến lược mới về quản lý đa dạng sinh học toàn cầu, cùng xây dựng cộng đồng cùng chung sinh mệnh của trái đất. 

生物多样性保护工程

生物多样性是地球生命共同体的血脉和根基,为人类提供了丰富多样的生产生活必需品、健康安全的生态环境和独特别致的景观文化。加强生物多样性保护,是中国生态文明建设的重要内容,也是国际社会的广泛共识。

作为世界上生物多样性最丰富的国家之一,中国高度重视生物多样性保护,将其作为生态文明建设的重要内容进行系统部署,走出了一条中国特色生物多样性保护之路。中国按照山水林田湖草是生命共同体理念,坚持在发展中保护、在保护中发展,加快立法步伐,划定生态保护红线,实施生物多样性保护重大工程,推进生物多样性调查、监测、评估,扎实做好野生动植物资源保护,推动建立以国家公园为主体、自然保护区为基础、各类自然公园为补充的自然保护地管理体系,不断提高生物多样性保护的社会参与度和公众意识,形成了政府主导、全民参与,多边治理、合作共赢的机制,推动中国生物多样性保护不断取得新成效,为应对全球生物多样性挑战作出新贡献。

中国将生物多样性保护上升为国家战略,把生物多样性保护纳入各地区、各领域中长期规划,不断建立健全生物多样性保护政策法规体系,发布实施《生态文明体制改革总体方案》《中国生物多样性保护战略与行动计划(2011—2030年)》《关于进一步加强生物多样性保护的意见》和“联合国生物多样性十年中国行动方案”等政策文件,颁布施行《中华人民共和国生物安全法》和新修订的《中华人民共和国动物防疫法》等法律法规,从空间管控、保护与利用、保护与补偿等方面强化顶层设计,为生物多样性保护和管理提供制度保障。

经过不懈努力,中国生物多样性保护工作取得积极进展:森林资源在过去10年内增长面积超过7000万公顷,居全球首位。长时间、大规模治理沙化、荒漠化,有效保护修复湿地,生物遗传资源收集保藏量位居世界前列。90%的植被类型和陆地生态系统、65%的高等植物群落、85%的重点保护野生动物种群得到有效保护。云南野象“旅游团”北巡,大熊猫受威胁程度等级从“濒危”降为“易危”,“微笑天使”长江江豚频繁亮相,三江源国家公园等地的雪豹频繁现身,青藏高原藏羚羊种群数量从7万头增加到30万头等暖心消息频频登上热搜。

中国主张以自然之道,养万物之生,从保护自然中寻找发展机遇,实现生态环境保护和经济高质量发展双赢。作为最早加入联合国《生物多样性公约》的国家之一,中国切实履行相关条约义务,在国际上率先成立了生物多样性保护国家委员会,并提前完成2020年设立自然保护区相关目标。中国于2021年承办《生物多样性公约》第十五次缔约方大会,同各方共商全球生物多样性治理新战略,共建地球生命共同体。