Bảo vệ hệ sinh thái sông Trường Giang và sông Hoàng Hà

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Bảo vệ hệ sinh thái sông Trường Giang và sông Hoàng Hà

Sông Trường Giang và sông Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, đã nuôi dưỡng nền văn minh Trung Hoa rực rỡ. Sông Trường Giang chảy ngang qua ba vùng kinh tế lớn miền Đông, miền Trung và miền Tây, kết nối thượng du với hạ du, bờ trái với bờ phải, sông chính với sông nhánh bằng dòng chảy, hình thành hệ thống lớn kinh tế - xã hội, là khu vực nguồn nước quan trọng mang tính chiến lược, kho báu sinh thái và đường thuỷ vàng quan trọng của Trung Quốc, cũng là con đường quan trọng kết nối vành đai kinh tế Con đường tơ lụa với Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI. Lưu vực sông Hoàng Hà chảy ngang qua ba bậc thang địa lý lớn miền Đông, miền Trung và miền Tây tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, là hành lang sinh thái kết nối cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Hoàng Thổ với đồng bằng Hoa Bắc, là vành đai kinh tế quan trọng cũng như khu vực bảo tồn và kế thừa văn hoá cốt lõi của Trung Quốc, cũng là khu vực có nhiều dân tộc sống tập trung và khu vực quan trọng trong việc đánh thắng trận chiến công kiên thoát nghèo. Thúc đẩy phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang, thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái và sự phát triển chất lượng cao của lưu vực sông Hoàng Hà là chiến lược trọng đại liên quan đến toàn cục phát triển của đất nước, có ý nghĩa hiện thực trọng đại và ảnh hưởng lịch sử sâu xa đối với việc thực hiện sự phục hưng vĩ đại và sự phát triển bền vững lâu dài của dân tộc Trung Hoa.

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Tập Cận Bình đứng trên tầm cao lịch sử và toàn cục, xuất phát từ lợi ích lâu dài của dân tộc Trung Hoa, đích thân thiết kế, bố trí và thúc đẩy các chiến lược quốc gia quan trọng như phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang, thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái và sự phát triển chất lượng cao của lưu vực sông Hoàng Hà, v.v. Tháng 1 năm 2016, tháng 4 năm 2018, tháng 11 năm 2020, Tập Cận Bình lần lượt chủ trì các buổi Toạ đàm về thúc đẩy phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang, đi sâu thúc đẩy phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang và thúc đẩy toàn diện phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang tại Trùng Khánh, Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc và Nam Kinh tỉnh Giang Tô và có bài phát biểu quan trọng. Tháng 9 năm 2019, Tập Cận Bình chủ trì buổi Toạ đàm về thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái và sự phát triển chất lượng cao của lưu vực sông Hoàng Hà và có bài phát biểu quan trọng. Tháng 10 năm 2019, Quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIX chỉ ra, phải tăng cường bảo vệ sinh thái và quản lý có hệ thống các con sông lớn như sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, v.v. Tháng 3 năm 2021, Đề cương “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14” đề xuất, phải tăng cường bảo vệ và quản lý sinh thái đối với các con sông lớn như sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, v.v. cũng như những vùng đất ngập nước và hồ ao.  

Bảo vệ hệ sinh thái của sông Trường Giang và sông Hoàng Hà tức là phải kiên trì quan niệm non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc, kiên định vững vàng đi theo con đường sinh thái đi trước, phát triển xanh, kiên trì “cùng bảo vệ sinh thái, không khai thác quá mức” và “cùng nhau bảo vệ sinh thái, điều phối thúc đẩy quản lý”, bảo vệ trong phát triển, phát triển trong bảo vệ, thực hiện sự hài hoà giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với dân số, tài nguyên và môi trường, làm cho non xanh nước biếc mang lại hiệu quả sinh thái, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội to lớn, làm cho sông mẹ Hoàng Hà tràn đầy sức sống mãi mãi.

长江、黄河生态系统保护

长江、黄河是中华民族的摇篮,哺育了灿烂的中华文明。长江横跨东、中、西部三大经济区,以水为纽带,连接上下游、左右岸、干支流,形成经济社会大系统,是中国重要的战略水源地、生态宝库和重要的黄金水道,也是连接丝绸之路经济带和21世纪海上丝绸之路的重要通道。黄河流域横跨中国北方东中西三大地理阶梯,是连接青藏高原、黄土高原和华北平原的生态廊道,是中国重要的经济地带和核心文化保护传承区,也是多民族聚居地和打赢脱贫攻坚战的重要区域。推动长江经济带发展、黄河流域生态保护和高质量发展,是关系国家发展全局的重大战略,对实现中华民族伟大复兴和永续发展具有重大现实意义和深远历史影响。

中共十八大以来,习近平站在历史和全局的高度,从中华民族长远利益出发,亲自谋划、亲自部署、亲自推动长江经济带发展、黄河流域生态保护和高质量发展等国家重大战略。2016年1月、2018年4月、2020年11月,习近平分别在重庆、湖北武汉、江苏南京主持召开推动长江经济带发展座谈会、深入推动长江经济带发展座谈会、全面推动长江经济带发展座谈会并发表重要讲话。2019年9月,习近平主持召开黄河流域生态保护和高质量发展座谈会并发表重要讲话。2019年10月,中共十九届四中全会决定指出,要加强长江、黄河等大江大河生态保护和系统治理。2021年3月,“十四五”规划《纲要》提出,要加强长江、黄河等大江大河和重要湖泊湿地生态保护治理。

长江、黄河生态系统保护就是要坚持绿水青山就是金山银山的理念,坚定不移走生态优先、绿色发展之路,坚持“共抓大保护、不搞大开发”“共同抓好大保护、协同推进大治理”,在发展中保护,在保护中发展,实现经济社会发展与人口、资源、环境相协调,使绿水青山产生巨大生态效益、经济效益、社会效益,使母亲河永葆生机活力。