Ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu liên quan đến vận mệnh chung của toàn nhân loại, là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay ứng phó của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc luôn coi trọng cao độ vấn đề biến đổi khí hậu, coi việc ứng phó tích cực với biển đổi khí hậu là chiến lược trọng đại để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, coi phát triển xanh, carbon thấp là nội dung quan trọng trong xây dựng văn minh sinh thái, đã áp dụng một loạt biện pháp và hành động, góp phần quan trọng vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Kể từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc lần lượt vạch ra và công bố các văn kiện như Quy hoạch quốc gia về việc ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2014 – 2020), Chiến lược quốc gia về việc thích ứng với biến đổi khí hậu, Phương án công tác về việc kiểm soát phát thải khí nhà kính trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13”, v.v. áp dụng những chính sách và biện pháp mạnh mẽ trên các mặt như thể chế cơ chế, phương thức sản xuất, mô hình tiêu dùng, chính sách kinh tế, sáng tạo khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế, v.v. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chuyển sang mô hình phát triển xanh toàn diện. Trung Quốc lấy quan niệm phát triển mới làm dẫn dắt, kiên trì đi theo con đường phát triển sinh thái đi trước, xanh và carbon thấp, không ngừng nâng mức NDC của nước mình, cam kết cố gắng thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030 và trung hoà carbon trước năm 2060. Trung Quốc kiên trì nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt, không ngừng thúc đẩy hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu đi vào chiều sâu, tích cực thúc đẩy việc thoả thuận và thực thi Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác Nam – Nam thiết thực với nhiều hình thức, cố gắng hết mình để giúp cho các nước đang phát triển nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực mạnh mẽ cho việc quản lý khí hậu toàn cầu.
应对气候变化
气候变化关乎全人类的共同命运,作为全球性问题,需要国际社会携手应对。中国一贯高度重视气候变化问题,把积极应对气候变化作为国家经济社会发展的重大战略,把绿色低碳发展作为生态文明建设的重要内容,采取了一系列措施和行动,为应对全球气候变化作出重要贡献。
2012年以来,中国先后制定发布《国家应对气候变化规划(2014—2020年)》《国家适应气候变化战略》《“十三五”控制温室气体排放工作方案》等文件,在体制机制、生产方式、消费模式、经济政策、科技创新、国际合作等方面采取强化政策和措施,促进经济社会发展全面绿色转型。中国以新发展理念为引领,坚持走生态优先、绿色低碳的发展道路,不断提高国家自主贡献力度,承诺力争2030年前实现碳达峰、2060年前实现碳中和目标。中国坚持共同但有区别的责任原则,不断深化气候变化国际合作,积极推动《巴黎协定》的达成与实施,推动多种形式的南南务实合作,尽己所能帮助发展中国家提高应对气候变化能力,为全球气候治理注入强大动力。