Văn hoá sinh thái

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Văn hoá sinh thái

Sinh thái hưng thì văn minh thịnh, sinh thái yếu thì văn minh suy. Văn hoá sinh thái lấy sự cộng sinh hài hòa và sự phát triển nhịp nhàng giữa con người với thiên nhiên làm chủ đề chính, lấy trí tuệ sinh thái “thiên nhân hợp nhất, đạo pháp tự nhiên”, ý thức đạo đức “hậu đức tải vật, sinh sinh bất tức (đức dày nâng đỡ vạn vật làm cho vạn vật không ngừng sinh sôi nảy nở)”, tình cảm đạo đức “nhân ái vạn vật, hiệp hoà vạn bang (yêu thương vạn vật, chung sống hài hoà với nước khác)”, luân lý đạo đức “thiên địa vạn vật đồng nhất thể”, chuẩn mực đạo đức “cân bằng bình yên, bao dung hài hoà, bình đẳng thích hợp, giá trị cùng hưởng, nương tựa vào nhau, tương sinh bền vững” để vạch rõ bản chất của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, xây dựng nên quy phạm hành vi của loài người, đặt nền móng cho quan niệm cốt lõi trong giá trị quan dòng chính về văn minh sinh thái. Văn hóa sinh thái là nền móng để vun đắp văn minh sinh thái.

Ngược dòng lịch sử, từ “lấy thiên nhiên làm trung tâm” đến “lấy loài người làm trung tâm” rồi hướng tới “cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên”, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên từng bước xảy ra những chuyển biến mang tính căn bản. Sự mở đầu của thời đại văn minh sinh thái và sự trỗi dậy của văn hoá sinh thái tượng trưng cho sự thức tỉnh của ý thức văn minh sinh thái và sự chuyển đổi mang tính lịch sử của mô hình phát triển kinh tế của loài người, là nhu cầu tất yếu của tình hình đất nước Trung Quốc, mà càng là con đường tất yếu để loài người phát triển bền vững.  

Tháng 4 năm 2015, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến về việc đẩy nhanh xây dựng văn minh sinh thái, lần đầu tiên đề xuất lấy vun đắp văn hoá sinh thái làm sự nâng đỡ quan trọng, đưa văn minh sinh thái vào hệ thống giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa, coi văn hoá sinh thái là nội dung quan trọng trong việc xây dựng hệ thống dịch vụ văn hoá công cộng hiện đại, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về văn hoá sinh thái, nâng cao ý thức văn minh sinh thái của toàn dân. Tháng 4 năm 2016, Cục Lâm nghiệp Quốc gia ấn hành Đề cương phát triển văn hoá sinh thái Trung Quốc (giai đoạn 2016 – 2020), xác định rõ ràng tư duy tổng thể và nhiệm vụ trọng điểm của việc phát triển văn hoá sinh thái trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13”. Tháng 5 năm 2018, tại Đại hội bảo vệ môi trường sinh thái toàn quốc, Tập Cận Bình đề xuất đẩy nhanh xây dựng và kiện toàn hệ thống văn hoá sinh thái lấy giá trị quan sinh thái làm chuẩn mực, và đưa hệ thống văn hoá sinh thái vào “Năm hệ thống” trong xây dựng văn minh sinh thái.   

Văn hoá sinh thái truyền bá giá trị quan dòng chính về văn minh sinh thái, khởi xướng phương thức sản xuất, lối sống và mô hình tiêu dùng cần kiệm, xanh, carbon thấp, văn minh và lành mạnh, khơi dậy sự tự tin và tự giác của dân chúng về văn hoá sinh thái tích cực và hướng thiện, cung cấp động lực nội sinh cho việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giải quyết những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực môi trường sinh thái và thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với phương hướng tiến lên hướng tới xây dựng văn minh sinh thái trong thời đại mới, điều đó có giá trị thời đại hết sức quan trọng.  

生态文化

生态兴则文明兴,生态衰则文明衰。生态文化以人与自然和谐共生、协同发展为主旨,以“天人合一,道法自然”的生态智慧,“厚德载物,生生不息”的道德意识,“仁爱万物,协和万邦”的道德情怀,“天地与我同一,万物与我一体”的道德伦理,“平衡相安、包容共生,平等相宜、价值共享,相互依存、永续相生”的道德准则,揭示了人与自然关系的本质,树立了人类的行为规范,奠定了生态文明主流价值观的核心理念。生态文化是培植生态文明的根基。

追溯历史,从“以自然为中心”到“以人类为中心”走向“人与自然和谐共生”,人类与自然的关系逐步发生着根本性的转变。生态文明时代的开启,生态文化的崛起,象征着人类生态文明意识的觉醒和经济发展方式的历史性转型,是中国国情之必然,更是人类可持续发展的必由之路。

2015年4月,中共中央、国务院印发《关于加快推进生态文明建设的意见》,首次提出把培育生态文化作为重要支撑,将生态文明纳入社会主义核心价值体系,将生态文化作为现代公共文化服务体系建设的重要内容,加强生态文化的宣传教育,提高全民生态文明意识。2016年4月,国家林业局印发《中国生态文化发展纲要(2016—2020年)》,明确了“十三五”时期生态文化发展总体思路和重点任务。2018年5月,习近平在全国生态环境保护大会上提出加快建立健全以生态价值观念为准则的生态文化体系,并将其纳入生态文明建设“五个体系”。

生态文化传递了生态文明主流价值观,倡导勤俭节约、绿色低碳、文明健康的生产生活方式和消费模式,唤起民众向上向善的生态文化自信与自觉,为正确处理人与自然关系,解决生态环境领域突出问题,推进经济社会转型发展提供内生动力,契合走向新时代生态文明建设的前进方向,具有重要的时代价值。