Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt là nền tảng để quản lý khí hậu toàn cầu. Do tính chỉnh thể của hệ sinh thái địa cầu và các loại nhân tố khác nhau dẫn đến sự suy thoái môi trường toàn cầu, các nước chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu. Trong đó, chịu trách nhiệm chung có nghĩa là các nước không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, mạnh yếu đều chịu trách nhiệm chung trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu; trách nhiệm có sự khác biệt là việc chi tiết hoá và xác định hơn nữa trách nhiệm chung, tỏ rõ trách nhiệm chung mà các nước gánh vác không phải là chia đều mà nên có sự khác biệt. Trong lịch sử và hiện tại, sự phá hoại và sức ép đối với môi trường sinh thái địa cầu do các nước phát triển và nước đang phát triển gây ra là khác nhau, trách nhiệm lịch sử về biến đổi khí hậu là khác nhau, nhu cầu và năng lực phát triển cũng có sự khác biệt. Xét về mặt tổng thể thì các nước phát triển nên gách vác trách nhiệm lớn hơn so với các nước đang phát triển.   

Trung Quốc khởi xướng các nước tuân theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt, kiên trì nguyên tắc công bằng, công chính và cùng chia sẻ lợi ích, dựa vào tình hình đất nước và năng lực của mình, tăng cường hành động với mức độ lớn nhất, hình thành hệ thống quản lý khí hậu toàn cầu mới mà các nước cố gắng hết sức mình. Hiện nay, các nước đang phát triển đứng trước nhiều thách thức như phòng chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v. Các nước phát triển nên thể hiện hoài bão và hành động lớn hơn, dẫn đầu làm gương trên vấn đề giảm phát thải, đồng thời chiếu cố đầy đủ đến những khó khăn và mối quan tâm đặc biệt của các nước đang phát triển, ủng hộ các nước đang phát triển từ các mặt như tiền vốn, kỹ thuật và việc xây dựng năng lực, v.v. tránh việc tạo ra rào cản cho thương mại xanh, cùng nhau đẩy nhanh chuyển sang mô hình phát triển xanh và carbon thấp.  

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt là một nguyên tắc cơ bản được công nhận trong việc quản lý môi trường sinh thái toàn cầu, là kết quả đấu tranh bền bỉ, tranh giành bằng lý lẽ lâu dài của đông đảo các nước đang phát triển dẫn đầu là Trung Quốc, tập trung phản ánh sự lựa chọn công bằng của cộng đồng quốc tế trong việc xem xét tình hình và nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển, thúc đẩy hợp tác quốc tế và cân bằng lợi ích Nam – Bắc. 

共同但有区别的责任原则

共同但有区别的责任原则是全球气候治理的基石。由于地球生态系统的整体性和导致全球环境退化的各种不同因素,各国对保护全球环境负共同但有区别的责任。其中,共同的责任意味着各国无论大小、贫富、能力强弱,都对保护全球环境负有一份责任;有区别的责任是对共同责任的进一步细化和限定,表明这种共同责任的承担不是平均的,而应当有所区别。发达国家和发展中国家在历史上和当前对地球生态环境造成的破坏和压力不同,对造成气候变化的历史责任不同,发展需求和能力也存在差异。总体上,发达国家应承担比发展中国家更大的责任。

中国倡导各国遵循共同但有区别的责任原则,坚持公平公正惠益分享,根据国情和能力,最大程度强化行动,形成各尽所能的全球气候治理新体系。当前,发展中国家面临抗击疫情、发展经济、应对气候变化等多重挑战。发达国家应该展现更大雄心和行动,在减排问题上作出表率,同时充分照顾发展中国家的特殊困难和关切,在资金、技术、能力建设等方面为发展中国家提供支持,避免设置绿色贸易壁垒,共同加速绿色低碳转型。

共同但有区别的责任原则是全球生态环境治理中一项公认的基本原则,是以中国为首的广大发展中国家长期坚持斗争、据理力争的结果,集中反映了国际社会在考虑发展中国家的特殊情况和需要、促进国际合作、平衡南北利益方面作出的公正抉择。