Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học (CBD COP15)
Công ước đa dạng sinh học (CBD) là một công ước quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý, chính thức có hiệu lực vào tháng 12 năm 1993, với mục tiêu tổng thể là khuyến khích các hành động xây dựng tương lai bền vững. Đây là công ước đầu tiên trên thế giới về bảo vệ và tận dụng bền vững đa dạng sinh học. Hội nghị các bên (COP) là cơ chế nghị sự và quyết sách cao nhất của CBD, được tổ chức hai năm một lần.
Ngày 11 tháng 10 năm 2021, Hội nghị CBD COP15 khai mạc tại Côn Minh, có tổng cộng hơn 5.000 đại biểu đến từ hơn 140 quốc gia và khu vực cũng như hơn 30 cơ quan và tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị bằng hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến, xoay quanh chủ đề “Văn minh sinh thái: Cùng tạo dựng cộng đồng cùng chung sinh mệnh của trái đất”, cùng thương thảo chiến lược mới về quản lý đa dạng sinh học toàn cầu, cùng nhau mở đầu tiến trình mới cho việc quản lý đa dạng sinh học toàn cầu.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của CBD COP15, đứng trên tầm cao thúc đẩy sự phát triển bền vững của loài người, Tập Cận Bình đã trình bày toàn diện những quan niệm, chủ trương và hành động của Trung Quốc trong việc thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái toàn cầu, điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc dẫn dắt chuyển đổi mô hình phát triển cho việc bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu. Trong bài phát biểu, Tập Cận Bình đã đề xuất 3 viễn cảnh “ngôi nhà trái đất”, tức là xây dựng “ngôi nhà trái đất” có sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, “ngôi nhà trái đất” phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế với môi trường và “ngôi nhà trái đất” mà các nước trên thế giới cùng phát triển; và lần đầu tiên đề xuất rõ ràng 4 chủ trương về quan niệm “sự phát triển chất lượng cao của loài người” và “mở đầu hành trình mới cho sự phát triển chất lượng cao của loài người”, tức là lấy xây dựng văn minh sinh thái làm dẫn dắt, điều phối nhịp nhàng mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; lấy chuyển sang mô hình xanh làm động lực, giúp ích cho sự phát triển bền vững của toàn cầu; lấy niềm hạnh phúc của nhân dân làm trung tâm, thúc đẩy xã hội công bằng chính nghĩa; lấy luật quốc tế làm nền tảng, bảo vệ hệ thống quản lý quốc tế công bằng hợp lý. Ngoài ra, Tập Cận Bình còn trịnh trọng tuyên bố những giải pháp thiết thực, mạnh mẽ của nước chủ nhà, thể hiện hoài bão và hành động Trung Quốc chung tay cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy quản lý đa dạng sinh học toàn cầu và tạo dựng cộng đồng cùng chung sinh mệnh của trái đất.
Hội nghị giai đoạn thứ nhất của CBD COP15 đã thông qua Tuyên bố Côn Minh, công bố sáng kiến “Chung tay xây dựng văn minh sinh thái toàn cầu, bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu”, cung cấp sự chỉ dẫn và kết tụ nhận thức chung cho việc xây dựng “Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020” tại hội nghị giai đoạn thứ 2. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, là nước chủ nhà và nước chủ tịch của CBD COP15, Trung Quốc đã khắc phục mọi khó khăn, dốc sức cho sự thành công tốt đẹp của hội nghị giai đoạn thứ nhất, thể hiện sự đảm đương trách nhiệm của một nước lớn, tăng cường một cách hiệu quả sức mạnh hội tụ của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu.
《生物多样性公约》第十五次缔约方大会
《生物多样性公约》是一项具有法律约束力的国际公约,于1993年12月正式生效,其总体目标是鼓励建设可持续未来的行动。这是全球第一个关于保护和可持续利用生物多样性的公约。缔约方大会是《公约》的最高议事和决策机制,每两年举行一次。
2021年10月11日,《生物多样性公约》第十五次缔约方大会在昆明开幕,来自140多个缔约方及30多个国际机构和组织共计5000余位代表通过线上线下结合方式参加大会,围绕“生态文明:共建地球生命共同体”主题,共商全球生物多样性治理新战略,共同开启全球生物多样性治理新进程。
习近平在大会领导人峰会上发表主旨讲话,站在促进人类可持续发展的高度,全面阐释中国推进全球生态文明建设的理念、主张和行动,对引领全球生物多样性保护转型发展具有重要意义。在讲话中,习近平提出3个“地球家园”愿景,即构建人与自然和谐共生的地球家园、经济与环境协同共进的地球家园、世界各国共同发展的地球家园;并首次明确提出“人类高质量发展”理念和“开启人类高质量发展新征程”的4点主张,即以生态文明建设为引领,协调人与自然关系;以绿色转型为驱动,助力全球可持续发展;以人民福祉为中心,促进社会公平正义;以国际法为基础,维护公平合理的国际治理体系。此外,习近平还郑重宣布了务实有力的东道国举措,展示了中国同国际社会一道推动全球生物多样性治理、共建地球生命共同体的雄心和行动。
大会在第一阶段会议中通过了《昆明宣言》,发布了“共建全球生态文明,保护全球生物多样性”倡议,为第二阶段会议制定“2020年后全球生物多样性框架”提供指引、凝聚共识。在新冠肺炎疫情全球大流行的背景下,作为大会东道国和主席国,中国克服各方面困难,为第一阶段会议的圆满顺利召开付出了巨大努力,展现了负责任大国担当,有效增强了国际社会推动全球生物多样性保护的凝聚力。