Quản lý môi trường sinh thái toàn cầu

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Quản lý môi trường sinh thái toàn cầu

Loài người chỉ có một trái đất, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các nước. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Tập Cận Bình nhiều lần trình bày rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu trong các trường hợp khác nhau, khởi xướng cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, kêu gọi toàn thế giới cùng nhau thúc đẩy quản lý môi trường sinh thái. 

Tháng 4 năm 2021, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về biến đổi khí hậu, Tập Cận Bình trình bày một cách toàn diện, hệ thống ý nghĩa cốt lõi của việc thúc đẩy quản lý môi trường sinh thái toàn cầu và tạo dựng cộng đồng cùng chung sinh mệnh giữa con người với thiên nhiên, tức là kiên trì cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, kiên trì phát triển xanh, kiên trì quản lý có hệ thống, kiên trì lấy con người làm gốc, kiên trì chủ nghĩa đa bên, kiên trì nguyên tắc chịu trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt. Chủ trương “Sáu kiên trì” này là sự đúc kết và thăng hoa những kinh nghiệm về thực tiễn kinh tế - xã hội của loài người, đóng góp trí tuệ Trung Quốc cho việc quản lý môi trường sinh thái toàn cầu đang ở trong thời điểm then chốt.

Từ thúc đẩy thoả thuận Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu đến thực hiện toàn diện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), từ ra sức thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường” xanh đến tham gia sâu rộng quản lý môi trường sinh thái toàn cầu, là nước tham gia, nước đóng góp và nước dẫn dắt trong xây dựng văn minh sinh thái toàn cầu, Trung Quốc luôn khắc phục khó khăn, hăng hái tiến thủ để xây dựng một thế giới sạch sẽ và tươi đẹp.

全球生态环境治理

人类只有一个地球,保护生态环境、推动可持续发展是各国的共同责任。中共十八大以来,习近平多次在不同场合阐明保护全球生态环境的重要性,倡议人与自然和谐共生,呼吁全世界共同推进生态环境治理。

2021年4月,习近平在领导人气候峰会上全面系统阐释推进全球生态环境治理、构建人与自然生命共同体的核心要义,即坚持人与自然和谐共生,坚持绿色发展,坚持系统治理,坚持以人为本,坚持多边主义,坚持共同但有区别的责任原则。这“六个坚持”主张,是对人类经济社会实践经验的提炼升华,为处于关键节点的全球生态环境治理贡献了中国智慧。

从推动达成气候变化《巴黎协定》到全面履行《联合国气候变化框架公约》,从大力推进绿色“一带一路”建设到深度参与全球生态环境治理,中国作为全球生态文明建设的参与者、贡献者、引领者,一直为建设清洁美丽的世界砥砺前行。