Hệ thống chế độ văn minh sinh thái
Kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ văn minh sinh thái là nội dung quan trọng trong tư tưởng Tập Cận Bình về văn minh sinh thái. Tháng 9 năm 2015, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Phương án tổng thể về cải cách thể chế văn minh sinh thái, xác định mục tiêu của cải cách thể chế văn minh sinh thái là đến năm 2020, xây dựng nên hệ thống chế độ văn minh sinh thái minh bạch về quyền sở hữu, các nguồn lực cùng tham gia, coi trọng cả khuyến khích và ràng buộc, hệ thống và hoàn chỉnh.
Xây dựng hệ thống chế độ văn minh sinh thái bao gồm 8 mặt như sau: Xây dựng chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên minh bạch về quyền sở hữu, rõ ràng về quyền hạn và chức trách, giám sát hiệu quả, dốc sức giải quyết những vấn đề như chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên không làm trọn chức trách, quyền sở hữu không rõ ràng, v.v. Xây dựng chế độ phát triển và bảo vệ không gian lãnh thổ lấy quy hoạch không gian làm nền tảng và lấy giám sát và quản lý phạm vi sử dụng làm biện pháp chủ yếu, dốc sức giải quyết những vấn đề như chiếm dụng quá mức quỹ đất canh tác và không gian sinh thái chất lượng cao, phá hoại sinh thái, ô nhiễm môi trường, v.v. do khai thác bừa bãi, khai thác quá mức và khai thác rải rác gây ra. Xây dựng hệ thống quy hoạch không gian lấy quản lý không gian và ưu hoá cơ cấu không gian làm nội dung chính, thống nhất trong cả nước, liên kết với nhau và quản lý theo từng cấp, dốc sức giải quyết những vấn đề như các quy hoạch không gian trùng lặp và mâu thuẫn với nhau, chức trách bộ máy đan xen và trùng lặp, quy hoạch địa phương thay đổi xoành xoạch, v.v. Xây dựng chế độ quản lý và tiết kiệm toàn diện tổng lượng tài nguyên bao trùm toàn diện, khoa học quy phạm và quản lý nghiêm ngặt, dốc sức giải quyết những vấn đề như lãng phí nghiêm trọng trong việc sử dụng tài nguyên, hiệu suất sử dụng không cao, v.v. Xây dựng chế độ thu phí sử dụng tài nguyên và bù đắp sinh thái phản ánh cung cầu thị trường và mức độ khan hiếm tài nguyên, thể hiện giá trị thiên nhiên và bù đắp sinh thái giữa các thế hệ, dốc sức giải quyết những vấn đề như giá cả tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm liên quan hơi thấp, giá thành sản xuất và khai thác thấp hơn giá thành xã hội, bảo vệ sinh thái không được đền đáp hợp lý, v.v. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường lấy cải thiện chất lượng môi trường làm chiều hướng, giám sát thống nhất, chấp pháp nghiêm minh và nhiều nguồn lực cùng tham gia, dốc sức giải quyết những vấn đề như năng lực phòng chống ô nhiễm yếu kém, chức năng bộ máy giám sát đan xen, quyền lợi và trách nhiệm không tương xứng với nhau, cái giá phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật quá thấp, v.v. Xây dựng hệ thống thị trường sử dụng càng nhiều cán cân kinh tế để tiến hành quản lý môi trường và bảo vệ sinh thái, dốc sức giải quyết những vấn đề như chủ thể thị trường và hệ thống thị trường phát triển trì trệ, mức độ tham gia của xã hội không cao, v.v. Xây dựng chế độ sát hạch thành tích, hiệu quả và truy cứu trách nhiệm trong xây dựng văn minh sinh thái phản ánh một cách đầy đủ sự tiêu hao tài nguyên, thiệt hại về môi trường và hiệu quả sinh thái, dốc sức giải quyết những vấn đề như sát hạch thành tích và hiệu quả phát triển không toàn diện, thực hiện trách nhiệm không đầy đủ, khiếm khuyết trong việc truy cứu trách nhiệm do gây thiệt hại tới môi trường sinh thái.
生态文明制度体系
坚持和完善生态文明制度体系,是习近平生态文明思想的重要内容。2015年9月,中共中央、国务院印发《生态文明体制改革总体方案》,明确生态文明体制改革的目标是,到2020年,构建起产权清晰、多元参与、激励约束并重、系统完整的生态文明制度体系。
构建生态文明制度体系主要涵盖八个方面:构建归属清晰、权责明确、监管有效的自然资源资产产权制度,着力解决自然资源所有者不到位、所有权边界模糊等问题。构建以空间规划为基础、以用途管制为主要手段的国土空间开发保护制度,着力解决因无序开发、过度开发、分散开发导致的优质耕地和生态空间占用过多、生态破坏、环境污染等问题。构建以空间治理和空间结构优化为主要内容,全国统一、相互衔接、分级管理的空间规划体系,着力解决空间性规划重叠冲突、部门职责交叉重复、地方规划朝令夕改等问题。构建覆盖全面、科学规范、管理严格的资源总量管理和全面节约制度,着力解决资源使用浪费严重、利用效率不高等问题。构建反映市场供求和资源稀缺程度、体现自然价值和代际补偿的资源有偿使用和生态补偿制度,着力解决自然资源及其产品价格偏低、生产开发成本低于社会成本、保护生态得不到合理回报等问题。构建以改善环境质量为导向,监管统一、执法严明、多方参与的环境治理体系,着力解决污染防治能力弱、监管职能交叉、权责不一致、违法成本过低等问题。构建更多运用经济杠杆进行环境治理和生态保护的市场体系,着力解决市场主体和市场体系发育滞后、社会参与度不高等问题。构建充分反映资源消耗、环境损害和生态效益的生态文明绩效评价考核和责任追究制度,着力解决发展绩效评价不全面、责任落实不到位、损害责任追究缺失等问题。