Chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên
Chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên là sự sắp xếp chế độ về cơ cấu chủ thể, hành vi chủ thể, chiều hướng quyền lợi và quan hệ lợi ích của quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài sản tài nguyên thiên nhiên thuộc về ai (quyền sở hữu), ai có thể sử dụng (quyền sử dụng), v.v. Chế độ này đòi hỏi thống nhất việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu đối với các không gian sinh thái tự nhiên như dòng nước, rừng, núi, đồng cỏ, đất hoang, bãi bùn, v.v. thực hiện quyền sở hữu minh bạch, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, bảo vệ nghiêm ngặt, lưu chuyển thông suốt và giám sát hiệu quả.
Tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVIII thông qua Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại trong việc đi sâu cải cách toàn diện, đề xuất phải kiện toàn chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên. Tháng 9 năm 2015, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Phương án tổng thể về cải cách thể chế văn minh sinh thái, coi việc kiện toàn chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ hàng đầu trong tám nhiệm vụ của cải cách thể chế văn minh sinh thái. Tháng 4 năm 2019, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến chỉ đạo về việc trù tính thúc đẩy cải cách chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên, đề xuất rõ ràng nhiệm vụ chủ yếu của chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên, đã tiến hành những tìm tòi tích cực trong các mặt như thúc đẩy thống nhất việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu, hoàn thiện chế độ thu phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kiện toàn giám sát và quản lý phạm vi sử dụng không gian sinh thái tự nhiên và quy hoạch không gian lãnh thổ, tăng cường bảo vệ, phục hồi cũng như sử dụng tiết kiệm và tập trung tài nguyên thiên nhiên, v.v. Trong đó, cải cách chế độ quyền sở hữu tập thể nông thôn, quyền sở hữu rừng, v.v. được thúc đẩy nhanh chóng, đã hình thành một loạt phương án chế độ, quy phạm tiêu chuẩn và kinh nghiệm thí điểm.
Chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên là chế độ mang tính cơ sở của hệ thống chế độ văn minh sinh thái, là hình thức thực hiện của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, đã làm phong phú phương thức phân phối thu nhập cơ bản của chủ nghĩa xã hội, hoàn thiện biện pháp và phương pháp điều tiết vĩ mô của chủ nghĩa xã hội. Cải cách chế độ quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bảo vệ ổn định và công bằng chính nghĩa của xã hội cũng như xây dựng Trung Quốc tươi đẹp.
自然资源资产产权制度
自然资源资产产权制度,是对自然资源资产产权主体结构、主体行为、权利指向、利益关系等的制度安排,包括自然资源资产归谁所有(所有权)、谁可以使用(使用权)等。这一制度要求对水流、森林、山岭、草原、荒地、滩涂等自然生态空间进行统一确权登记,做到归属清晰、权责明确、保护严格、流转顺畅、监管有效。
2013年11月,中共十八届三中全会通过《中共中央关于全面深化改革若干重大问题的决定》,提出要健全自然资源资产产权制度。2015年9月,中共中央、国务院印发的《生态文明体制改革总体方案》,把健全自然资源资产产权制度列为生态文明体制改革八项任务之首。2019年4月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《关于统筹推进自然资源资产产权制度改革的指导意见》,明确提出自然资源资产产权制度的主要任务,在推进统一确权登记、完善有偿使用、健全自然生态空间用途管制和国土空间规划、加强自然资源保护修复与节约集约利用等方面进行了积极探索。其中,农村集体产权、林权等制度改革加快推进,形成了一系列制度方案、标准规范和试点经验。
自然资源资产产权制度是生态文明制度体系的基础性制度,是社会主义公有制的实现形式,丰富了社会主义收入分配的基本方式,完善了社会主义宏观调控的手段方法。自然资源资产产权制度改革,对完善社会主义市场经济体制、维护社会稳定和公平正义、建设美丽中国具有重要意义。