Vạch đỏ bảo vệ sinh thái
Vạch đỏ bảo vệ sinh thái tức là những khu vực có chức năng sinh thái quan trọng và đặc biệt, cần phải thực hiện sự bảo vệ nghiêm ngặt mang tính bắt buộc trong phạm vi không gian sinh thái, thông thường bao gồm những khu vực quan trọng có các chức năng sinh thái như giữ gìn nguồn nước quan trọng, bảo vệ đa dạng sinh học, giữ đất, giữ nước, chống gió chống cát và ổn định hệ sinh thái vùng bờ biển, v.v. cũng như những khu vực nhạy cảm với môi trường sinh thái và khu vực có sinh thái mong manh như mất nước và xói mòn đất, sa mạc hoá, hoang mạc đá và mặn hoá đất đai, v.v. Vạch đỏ bảo vệ sinh thái là giới hạn thấp nhất và đường sinh mạng trong việc bảo đảm và bảo vệ an ninh sinh thái quốc gia, cũng là nền tảng để xây dựng hệ thống bố cục không gian lãnh thổ. Hoạch định và giữ nghiêm vạch đỏ bảo vệ sinh thái là giải pháp quan trọng để quán triệt thực hiện chế độ khu chức năng chủ thể cũng như giám sát và quản lý phạm vi sử dụng không gian sinh thái, là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm sinh thái và chức năng cung cấp dịch vụ của hệ sinh thái cũng như tạo dựng bố cục an ninh sinh thái quốc gia, là sự bảo đảm mạnh mẽ cho việc kiện toàn hệ thống chế độ văn minh sinh thái và thúc đẩy phát triển xanh, cũng là sự sáng tạo chế độ về bảo vệ sinh thái của Trung Quốc.
Tháng 2 năm 2017, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Một số ý kiến về việc hoạch định và giữ nghiêm vạch đỏ bảo vệ sinh thái, đề xuất dựa vào yêu cầu bảo vệ một cách hệ thống núi, sông, rừng, đồng ruộng và hồ ao, hoạch định và giữ nghiêm vạch đỏ bảo vệ sinh thái, thực hiện quản lý và kiểm soát không gian sinh thái bằng một vạch đỏ. Tháng 5 cùng năm, Văn phòng Bộ Bảo vệ Môi trường, Văn phòng Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia ấn hành Hướng dẫn hoạch định vạch đỏ bảo vệ sinh thái, chỉ đạo hoạch định vạch đỏ bảo vệ sinh thái cho cả nước và các tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương). Báo cáo Đại hội Đảng XIX lại đặt ra yêu cầu rõ ràng là hoàn thành công tác hoạch định vạch đỏ bảo vệ sinh thái.
Đến năm 2020,công tác hoạch định vạch đỏ bảo vệ sinh thái của cả nước đã cơ bản hoàn thành, tỷ lệ diện tích vạch đỏ bảo vệ sinh thái của cả nước được sơ bộ xác định không thấp hơn 25% diện tích đất đai toàn quốc, bao gồm các khu chức năng sinh thái trọng điểm, khu vực nhạy cảm với môi trường và khu vực có sinh thái mong manh, bao gồm các khu vực then chốt phân bố đa dạng sinh học trong cả nước.
生态保护红线
生态保护红线,即在生态空间范围内具有特殊重要生态功能、必须强制性严格保护的区域,通常包括具有重要水源涵养、生物多样性维护、水土保持、防风固沙、海岸生态稳定等功能的生态功能重要区域,以及水土流失、土地沙化、石漠化、盐渍化等生态环境敏感脆弱区域。生态保护红线是保障和维护国家生态安全的底线和生命线,也是构建国土空间布局体系的基础。划定并严守生态保护红线,是贯彻落实主体功能区制度、实施生态空间用途管制的重要举措,是提高生态产品供给能力和生态系统服务功能、构建国家生态安全格局的有效手段,是健全生态文明制度体系、推动绿色发展的有力保障,也是中国生态保护的制度创新。
2017年2月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《关于划定并严守生态保护红线的若干意见》,提出按照山水林田湖系统保护的要求,划定并严守生态保护红线,实现一条红线管控重要生态空间。同年5月,环境保护部办公厅、国家发展和改革委员会办公厅印发《生态保护红线划定指南》,指导划定全国和各省(区、市)生态保护红线。中共十九大报告进一步明确要求,完成生态保护红线划定工作。
到2020年,全国生态保护红线划定工作基本完成,初步划定的全国生态保护红线面积比例不低于陆域国土面积的25%,覆盖了重点生态功能区、生态环境敏感区和脆弱区,覆盖了全国生物多样性分布的关键区域。