Bảo vệ và phục hồi sinh thái

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Bảo vệ và phục hồi sinh thái 

Bảo vệ và phục hồi sinh thái là sự bảo đảm quan trọng cho việc giữ gìn ranh giới an ninh sinh thái tự nhiên và thúc đẩy cải thiện chất lượng hệ sinh thái tự nhiên về mặt tổng thể. Tăng cường bảo vệ và phục hồi sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái và bảo đảm an ninh sinh thái quốc gia.

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, trên cơ sở tăng cường toàn diện bảo vệ sinh thái, Trung Quốc không ngừng tăng cường phục hồi sinh thái, tích cực tìm tòi về việc trù tính bảo vệ và phục hồi nhất thể hoá núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ, liên tục thúc đẩy xây dựng các công trình sinh thái trọng điểm như xanh hoá đất nước với quy mô lớn, bảo vệ và phục hồi đất ngập nước, sông ngòi và hồ ao, phòng chống sa mạc hóa, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, tổng hợp chỉnh đốn và xử lý việc sử dụng đất đai, phục hồi sinh thái biển, v.v. không ngừng tìm tòi và đúc kết kinh nghiệm trong thực tiễn, kiện toàn chế độ bảo vệ và phục hồi sinh thái, thúc đẩy cùng thắng giữa bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế.

Khi bố trí về công cuộc xây dựng văn minh sinh thái trong tương lai, Báo cáo Đại hội Đảng XIX nhấn mạnh thực thi những công trình trọng đại để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái quan trọng. Tháng 10 năm 2019, Quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIX yêu cầu, kiện toàn chế độ bảo vệ và phục hồi sinh thái, trù tính bảo vệ và phục hồi nhất thể hoá núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ. Tháng 6 năm 2020, Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên cùng ấn hành Quy hoạch tổng thể về những công trình trọng đại để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái quan trọng trong cả nước (giai đoạn 2021-2035), lấy việc kiên trì ưu tiên bảo vệ, lấy phục hồi một cách tự nhiên làm chính, kiên trì trù tính tổng thể các mặt, làm nổi bật trọng điểm và điểm khó, kiên trì quản lý khoa học, thúc đẩy tổng hợp thực hiện các chính sách, kiên trì cải cách sáng tạo, hoàn thiện cơ chế xây dựng và quản lý làm nguyên tắc cơ bản, đề xuất rõ ràng mục tiêu chủ yếu của việc thúc đẩy công tác bảo vệ và phục hồi những hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, hoang mạc, sông ngòi, hồ ao, đất ngập nước và biển, v.v. trong cả nước cũng như bố cục tổng thể, nhiệm vụ trọng điểm, công trình trọng đại và chính sách giải pháp của việc trù tính bảo vệ và phục hồi nhất thể hoá núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ ao và đồng cỏ đến năm 2035.

生态保护修复

生态保护修复是守住自然生态安全边界、促进自然生态系统质量整体改善的重要保障。加强生态保护和修复对推进生态文明建设、保障国家生态安全具有重要意义。

中共十八大以来,中国在全面加强生态保护的基础上,不断加大生态修复力度,积极探索统筹山水林田湖草一体化保护和修复,持续推进大规模国土绿化、湿地与河湖保护修复、防沙治沙、水土保持、生物多样性保护、土地综合整治、海洋生态修复等重点生态工程建设,在实践中不断探索总结,健全生态保护和修复制度,推动生态环境保护和经济发展共赢。

中共十九大报告在部署未来生态文明建设时强调,实施重要生态系统保护和修复重大工程。2019年10月,中共十九届四中全会《决定》要求,健全生态保护和修复制度,统筹山水林田湖草一体化保护和修复。2020年6月,国家发展改革委、自然资源部联合印发《全国重要生态系统保护和修复重大工程总体规划(2021—2035年)》,以坚持保护优先、自然恢复为主,坚持统筹兼顾、突出重点难点,坚持科学治理、推进综合施策,坚持改革创新、完善建管机制为基本原则,明确提出到2035年推进全国森林、草原、荒漠、河流、湖泊、湿地、海洋等自然生态系统保护和修复工作的主要目标,以及统筹山水林田湖草一体化保护和修复的总体布局、重点任务、重大工程和政策举措。