Chế độ bù đắp bảo vệ sinh thái
Là bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ văn minh sinh thái, chế độ bù đắp bảo vệ sinh thái là biện pháp quan trọng để thực hiện quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ sinh thái, huy động tính tích cực của các nguồn lực trong việc tham gia bảo vệ sinh thái và thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.
Tháng 10 năm 2005, Hội nghị Trung ương 5 khoá XVI lần đầu tiên đề xuất đẩy nhanh xây dựng cơ chế bù đắp sinh thái theo nguyên tắc “ai khai thác thì người ấy phải bảo vệ, ai được hưởng lợi thì người ấy phải bù đắp”. Năm 2013, Quyết định của Hội nghị Trung ương 3 khoá XVIII đề xuất thực hiện chế độ bù đắp sinh thái. Tháng 10 năm 2017, Đại hội Đảng XIX đề xuất phải xây dựng cơ chế bù đắp sinh thái thị trường hoá và đa nguyên hoá. Tháng 10 năm 2019, Quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIX lại yêu cầu thực hiện chế độ bù đắp sinh thái và bồi thường thiệt hại về môi trường sinh thái, thực hiện chế độ truy cứu trách nhiệm trọn đời do gây thiệt hại tới môi trường sinh thái.
Tháng 9 năm 2021, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến về việc đi sâu cải cách chế độ bù đắp bảo vệ sinh thái, yêu cầu đẩy nhanh kiện toàn chế độ bù đắp bảo vệ sinh thái kết hợp tốt hơn thị trường hiệu quả với Chính phủ năng động, trù tính chung bù đắp phân loại và bù đắp tổng hợp, thúc đẩy nhịp nhàng bù đắp theo chiều dọc và bù đắp theo chiều ngang[ Bù đắp theo chiều dọc là do cấp trên cấp kinh phí cho cấp dưới để thực hiện bù đắp sinh thái; bù đắp theo chiều ngang là do những khu vực ngang cấp được hưởng lợi từ môi trường sinh thái ủng hộ những khu vực bảo vệ sinh thái.
], điều phối thúc đẩy song song tăng cường mức độ khích lệ và làm vững chắc sự ràng buộc, thúc đẩy toàn xã hội hình thành nhận thức chung về tư tưởng và sự tự giác về hành động tôn trọng thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
Hiện nay, lĩnh vực bù đắp bảo vệ sinh thái của Trung Quốc đã cơ bản thực hiện bao phủ toàn diện các khu vực quan trọng như khu vực cấm khai thác, khu chức năng sinh thái trọng điểm, v.v. và các lĩnh vực trọng điểm như rừng, đồng cỏ, đất ngập nước, hoang mạc, biển, dòng chảy, đất canh tác, v.v. Phương thức bù đắp chuyển dần từ Chính phủ chủ đạo sang thị trường hoá và đa nguyên hoá, tích cực tìm tòi tổng hợp vận dụng các biện pháp bù đắp như quyền về tài nguyên nước, quyền phát thải carbon, quyền xả thải và mua bán phát thải carbon, v.v. Phạm vi bù đắp được mở rộng từ bù đắp cho lĩnh vực đơn lẻ sang bù đắp tổng hợp, bù đắp sinh thái lưu vực được mở rộng từ bù đắp trong tỉnh sang bù đắp xuyên tỉnh, cục diện bù đắp sinh thái quốc gia cơ bản được hình thành.
生态保护补偿制度
生态保护补偿制度作为生态文明制度的重要组成部分,是落实生态保护权责、调动各方参与生态保护积极性、推进生态文明建设的重要手段。
2005年10月,中共十六届五中全会首次提出,按照“谁开发谁保护、谁受益谁补偿”的原则,加快建立生态补偿机制。2013年,中共十八届三中全会《决定》提出实行生态补偿制度。2017年10月,中共十九大提出要建立市场化、多元化生态补偿机制。2019年10月,中共十九届四中全会《决定》进一步要求,落实生态补偿和生态环境损害赔偿制度,实行生态环境损害责任终身追究制。
2021年9月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《关于深化生态保护补偿制度改革的意见》,要求加快健全有效市场和有为政府更好结合、分类补偿与综合补偿统筹兼顾、纵向补偿与横向补偿协调推进、强化激励与硬化约束协同发力的生态保护补偿制度,推动全社会形成尊重自然、顺应自然、保护自然的思想共识和行动自觉。
目前,中国生态保护补偿领域已基本实现禁止开发区域、重点生态功能区等重要区域与森林、草原、湿地、荒漠、海洋、水流、耕地等重点领域生态保护补偿全覆盖。补偿方式由政府主导型逐渐向市场化、多元化转变,积极探索综合运用水权、碳排放权、排污权、碳汇交易等市场化补偿手段。补偿范围从单领域补偿延伸至综合补偿,流域生态补偿从省内补偿扩展到跨省补偿,国家生态补偿格局基本建立。