Hệ thống quản lý môi trường hiện đại
Hiện đại hoá hệ thống quản lý và năng lực quản lý môi trường là sự thể hiện quan trọng về sự cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản trị nhà nước. Tháng 3 năm 2020, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiện đại (sau đây gọi tắt là Ý kiến), yêu cầu lấy kiên trì sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng làm thống lĩnh, lấy tăng cường vai trò chủ đạo của Chính phủ làm then chốt, lấy tăng cường vai trò chủ thể của doanh nghiệp làm căn bản, lấy động viên tốt hơn các tổ chức và công chúng cùng tham gia làm nâng đỡ, thực hiện sự tương tác lành mạnh giữa Chính phủ quản lý với xã hội điều tiết và doanh nghiệp tự chủ, hoàn thiện thể chế cơ chế, tăng cường quản lý từ đầu nguồn, hình thành sức mạnh chung trong công tác, cung cấp sự bảo đảm chế độ mạnh mẽ cho việc thúc đẩy môi trường sinh thái có sự chuyển biến tốt về mặt căn bản cũng như xây dựng văn minh sinh thái và Trung Quốc tươi đẹp.
Ý kiến đã làm rõ quyền lợi và trách nhiệm của các loại chủ thể như Chính phủ, doanh nghiệp và công chúng, v.v. đặt ra yêu cầu chỉ đạo đối với việc xây dựng và kiện toàn hệ thống trách nhiệm lãnh đạo, hệ thống trách nhiệm doanh nghiệp, hệ thống hành động toàn dân, hệ thống giám sát quản lý, hệ thống thị trường, hệ thống đánh giá uy tín và hệ thống chính sách pháp luật pháp quy, v.v. trong quản lý môi trường, đưa ra những phương thức tham gia đa dạng, thiết thực, khả thi, hiệu quả cho những khâu yếu kém của hệ thống quản lý môi trường, vạch kế hoạch cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiện đại do Đảng uỷ lãnh đạo, Chính phủ dẫn dắt, doanh nghiệp làm chủ thể, xã hội tổ chức và công chúng cùng tham gia.
现代环境治理体系
环境治理体系与治理能力现代化是人与自然和谐共生的重要体现,也是国家治理体系的重要组成部分。2020年3月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《关于构建现代环境治理体系的指导意见》(以下简称《意见》),要求以坚持党的集中统一领导为统领,以强化政府主导作用为关键,以深化企业主体作用为根本,以更好动员社会组织和公众共同参与为支撑,实现政府治理和社会调节、企业自治良性互动,完善体制机制,强化源头治理,形成工作合力,为推动生态环境根本好转、建设生态文明和美丽中国提供有力制度保障。
《意见》明晰了政府、企业、公众等各类主体的权责,对建立健全环境治理领导责任体系、企业责任体系、全民行动体系、监管体系、市场体系、信用体系、法律法规政策体系等作出指导要求,对环境治理体系薄弱环节提出切实、可行、有效的多样性参与方式,为构建党委领导、政府主导、企业主体、社会组织和公众共同参与的现代环境治理体系勾画蓝图。