Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xây dựng văn minh sinh thái
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xây dựng văn minh sinh thái là căn cứ để đánh giá chuẩn xác, quy hoạch khoa học, kiểm tra định lượng và thực thi cụ thể xây dựng văn minh sinh thái, thông qua việc đánh giá một cách khách quan, chuẩn xác mức độ hài hoà và trình độ văn minh của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên để cung cấp căn cứ khoa học cho việc đưa ra quyết sách đúng đắn, quy hoạch khoa học, quản lý định lượng và thực thi cụ thể.
Tình hình hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu quan trọng về văn minh sinh thái do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện bố trí, cảm giác được hưởng lợi của nhân dân do sự cải thiện môi trường sinh thái đem đến cùng với thành tích và hiệu quả trong xây dựng văn minh sinh thái đều cần một thước đo để đánh giá, kiểm nghiệm. Tập Cận Bình nhiều lần đặt ra yêu cầu đối với công tác đánh giá sát hạch mục tiêu xây dựng văn minh sinh thái. Tháng 5 năm 2013, trong buổi học tập chung lần thứ 6 của Bộ Chính trị Trung ương khoá XVIII, Tập Cận Bình chỉ ra, bảo vệ môi trường sinh thái cần phải dựa vào chế độ, dựa vào pháp trị. Chỉ có thực hiện chế độ nghiêm khắc nhất và pháp trị nghiêm ngặt nhất thì mới có thể cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho xây dựng văn minh sinh thái. Tập Cận Bình yêu cầu hoàn thiện hệ thống đánh giá sát hạch sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa những chỉ tiêu thể hiện tình trạng xây dựng văn minh sinh thái như sự tiêu hao tài nguyên, thiệt hại về môi trường, hiệu quả sinh thái, v.v. vào hệ thống đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống mục tiêu, phương pháp sát hạch và cơ chế thưởng phạt thể hiện yêu cầu của việc xây dựng văn minh sinh thái, làm cho chúng trở thành chiều hướng và sự ràng buộc quan trọng của việc thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.
Tháng 12 năm 2016, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Phương pháp đánh giá sát hạch mục tiêu xây dựng văn minh sinh thái. Dựa vào Phương pháp này, 4 ban ngành gồm Uỷ bản Phát triển và Cải cách Quốc gia, v.v. cùng vạch ra Hệ thống chỉ tiêu phát triển xanh dành cho đánh giá hàng năm và Hệ thống mục tiêu sát hạch xây dựng văn minh sinh thái dành cho đánh giá 5 năm, cung cấp nguyên tắc và căn cứ cho việc quy phạm công tác đánh giá sát hạch xây dựng văn minh sinh thái.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá xây dựng văn minh sinh thái và dựa vào đó để tiến hành đánh giá sát hạch, vừa phải chú trọng sự gia tăng sản xuất, lại phải chú trọng sự cắt giảm tiêu hao; vừa phải chú trọng hiệu quả kinh tế, lại phải chú trọng hiệu quả môi trường; vừa phải chú trọng tốc độ phát triển, lại phải chú trọng chất lượng phát triển, để phát huy vai trò chỉ huy đối với chính quyền địa phương và đông đảo cán bộ lãnh đạo, từ đó mà khơi dậy tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của cơ quan chính quyền các cấp và đông đảo cán bộ, hình thành động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.
生态文明建设评价指标体系
生态文明建设评价指标体系,是对生态文明建设进行准确评价、科学规划、定量考核和具体实施的依据,通过客观、准确评价人与自然和谐程度及其文明水平,为正确决策、科学规划、定量管理和具体实施等提供科学依据。
中共中央、国务院部署的生态文明重大目标任务完成情况,生态环境改善带给人民的获得感,生态文明建设的成效,需要一把尺子来衡量、来检验。习近平多次对生态文明建设目标评价考核工作提出要求。2013年5月,习近平在十八届中央政治局第六次集体学习时指出,保护生态环境必须依靠制度、依靠法治。只有实行最严格的制度、最严密的法治,才能为生态文明建设提供可靠保障。他要求,完善经济社会发展考核评价体系,把资源消耗、环境损害、生态效益等体现生态文明建设状况的指标纳入经济社会发展评价体系,建立体现生态文明要求的目标体系、考核办法、奖惩机制,使之成为推进生态文明建设的重要导向和约束。
2016年12月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《生态文明建设目标评价考核办法》。根据这一《办法》,国家发展改革委等4部门联合制定了年度评价的《绿色发展指标体系》和五年考核的《生态文明建设考核目标体系》,为规范生态文明建设评价考核工作提供原则和依据。
构建生态文明建设评价指标体系并进行评价考核,既要看产出增加,又要看消耗降低;既要看经济效益,又要看环境效益;既要看发展速度,又要看发展质量,以起到对地方政府和领导干部的指挥棒作用,从而激发各级政府部门、广大干部的积极性、主动性和创造性,形成推进生态文明建设的强大动力。