Khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia
Khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia là mặt bằng tổng hợp cấp quốc gia về cải cách thể chế văn minh sinh thái. Hội nghị Trung ương 5 khoá XVIII và Đề cương “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13” đề xuất rõ ràng thành lập khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia thống nhất và quy phạm. Tháng 8 năm 2016, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến về việc thành lập khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia thống nhất và quy phạm, là những khu vực có nền tảng sinh thái tương đối tốt và có năng lực chịu tải môi trường tài nguyên tương đối mạnh, ba tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây và Quý Châu được đưa vào danh sách khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia thống nhất và quy phạm đợt đầu tiên, tìm tòi hình thành những kinh nghiệm thành công có thể sao chép và phổ biến trong cả nước. Tháng 5 năm 2019, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc vụ viện đã ấn hành Phương án thực thi khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia (Hải Nam), đưa tỉnh Hải Nam vào phạm vi khu thí điểm.
Tháng 11 năm 2020, Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia ấn hành Danh sách phổ biến những giải pháp cải cách, kinh nghiệm và cách làm về khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia, bao gồm 90 giải pháp cải cách, kinh nghiệm và cách làm có thể sao chép và phổ biến về 14 phương diện là quyền sở hữu tài sản tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển không gian lãnh thổ, hệ thống quản lý môi trường, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt, chỉnh đốn và quản lý tổng hợp tài nguyên nước và môi trường nước, chỉnh đốn và quản lý môi trường sinh sống ở nông thôn, bảo vệ và phục hồi sinh thái, phát triển xanh, tuần hoàn và carbon thấp, tài chính xanh, bù đắp sinh thái, xoá đói giảm nghèo bằng cách kết hợp với bảo vệ sinh thái, tư pháp sinh thái (bảo đảm xây dựng văn minh sinh thái bằng tư pháp), lập pháp và giám sát về văn minh sinh thái, đánh giá sát hạch và kiểm toán văn minh sinh thái. Điều đó đánh dấu khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia đã đạt được những thành quả mang tính giai đoạn, và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các khu vực đi sâu cải cách hơn nữa thể chế văn minh sinh thái, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩy nhanh xây dựng văn minh sinh thái trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”.
Việc xây dựng khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia là kết hợp thiết kế tầng đỉnh của Trung ương với thực tiễn cụ thể của địa phương, lấy sáng tạo thể chế, cung cấp chế độ và tìm tòi mô hình làm trọng điểm, tập trung triển khai thí nghiệm tổng hợp về cải cách thể chế văn minh sinh thái, dẫn đầu xây dựng nên hệ thống chế độ văn minh sinh thái khá hoàn thiện, hình thành một loạt thành quả chế độ quan trọng có thể sao chép và phổ biến trong cả nước, trình độ sử dụng tài nguyên được nâng với mức lớn, chất lượng môi trường sinh thái được cải thiện liên tục, chất lượng và hiệu quả phát triển được nâng cao rõ rệt, thực hiện cùng thắng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành cục diện mới cộng sinh hài hoà giữa con người với thiên nhiên trong xây dựng hiện đại hoá, cung cấp sự bảo đảm mạnh mẽ về chế độ cho việc đẩy nhanh xây dựng văn minh sinh thái, thực hiện phát triển xanh và xây dựng Trung Quốc tươi đẹp.
国家生态文明试验区
国家生态文明试验区,是生态文明体制改革的国家级综合平台。中共十八届五中全会和“十三五”规划《纲要》明确提出,设立统一规范的国家生态文明试验区。2016年8月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发《关于设立统一规范的国家生态文明试验区的意见》,福建、江西和贵州三省作为生态基础较好、资源环境承载能力较强的地区,被纳入首批统一规范的国家生态文明试验区,探索形成可在全国复制推广的成功经验。2019年5月,中共中央办公厅、国务院办公厅印发了《国家生态文明试验区(海南)实施方案》,将海南纳入试验区范围。
2020年11月,国家发展改革委印发《国家生态文明试验区改革举措和经验做法推广清单》,内容包括自然资源资产产权、国土空间开发保护、环境治理体系、生活垃圾分类与治理、水资源水环境综合整治、农村人居环境整治、生态保护与修复、绿色循环低碳发展、绿色金融、生态补偿、生态扶贫、生态司法、生态文明立法与监督、生态文明考核与审计等14个方面,共90项可复制可推广的改革举措和经验做法。这标志着国家生态文明试验区已取得阶段性成果,将极大促进各地区进一步深化生态文明体制改革,对“十四五”时期加快推进生态文明建设具有重要意义。
建设国家生态文明试验区,是将中央顶层设计与地方具体实践相结合,以体制创新、制度供给、模式探索为重点,集中开展生态文明体制改革综合试验,率先建成较为完善的生态文明制度体系,形成一批可在全国复制推广的重大制度成果,资源利用水平大幅提高,生态环境质量持续改善,发展质量和效益明显提升,实现经济社会发展和生态环境保护双赢,形成人与自然和谐发展的现代化建设新格局,为加快生态文明建设、实现绿色发展、建设美丽中国提供有力制度保障。