Mô hình An Cát theo quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Mô hình An Cát theo quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”  

Huyện An Cát nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Chiết Giang, ở vị trí trung tâm châu thổ sông Trường Giang, là đầu nguồn của sông Hoàng Phố ở Thượng Hải và là đầu mối quan trọng ở phía Tây Bắc của cụm đô thị Hàng Châu với diện tích 1.886 km², dân số có hộ tịch là 470 nghìn người. Huyện An Cát được thành lập vào năm 185, tên huyện được lấy từ câu “An thả cát hề (vừa thoải mái vừa đầm ấm)” trong Kinh Thi, được mệnh danh là “Xứ sở cây tre Trung Quốc”, “Xứ sở ghế xoay Trung Quốc” và “Xứ sở bạch trà Trung Quốc”, v.v.   

Trong khi lựa chọn con đường phát triển, huyện An Cát từng đi đường vòng. Cuối thế kỷ XX, là một trong những huyện nghèo của tỉnh Chiết Giang, huyện An Cát đã đi lên con đường “xây dựng huyện mạnh bằng công nghiệp” để thoát nghèo làm giàu, các xí nghiệp làm giấy, hoá chất, vật liệu xây dựng và dệt nhuộm, v.v. lần lượt trỗi dậy, mặc dù GDP luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, nhưng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Năm 2001, huyện An Cát đã xác định chiến lược phát triển “phát triển huyện bằng xây dựng sinh thái”, quyết tâm thay đổi mô hình phát triển truyền thống phá hoại trước, phục hồi sau, bắt đầu tiến hành những tìm tòi và thực tiễn về phương thức phát triển mới, và đã triển khai công tác chỉnh đốn và quản lý môi trường nông thôn. Qua chỉnh đốn và quản lý hiệu quả, huyện An Cát đã có những chuyển biến đáng kể về môi trường sinh thái, nhưng tốc độ phát triển kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với những vùng xung quanh, vẫn là một trong những huyện nghèo và huyện kém phát triển của tỉnh Chiết Giang.

Trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Chiết Giang, Tập Cận Bình từng hai lần đến điều tra nghiên cứu tại huyện An Cát. Tháng 4 năm 2003, khi điều tra nghiên cứu về công tác xây dựng sinh thái tại huyện An Cát, Tập Cận Bình chỉ ra, đối với huyện An Cát thì “phát triển huyện bằng xây dựng sinh thái” là đã tìm được một con đường phát triển đúng đắn. Tháng 8 năm 2005, Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất nhận định khoa học “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc” tại làng Dư huyện An Cát. Hơn mười năm nay, huyện An Cát kiên định thực hiện quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”, đã mở ra một con đường phát triển bền vững sinh thái tươi đẹp, ngành nghề hưng thịnh và nhân dân sung túc, mục tiêu xây dựng nông thôn tươi đẹp đã trở thành hiện thực tại làng Dư.

Đầu năm 2008, Huyện uỷ, chính quyền huyện An Cát đề xuất mục tiêu xây dựng “nông thôn Trung Quốc tươi đẹp”. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, dưới sự chỉ dẫn của chiến lược chấn hưng nông thôn, huyện An Cát bắt đầu từ việc cải thiện môi trường sinh sống ở nông thôn, kiên trì thống nhất quy hoạch, xây dựng, quản lý và kinh doanh trong một chỉnh thể, chú trọng sáng tạo cơ chế, nắm bắt hai điểm then chốt là quản lý môi trường và phát triển ngành nghề, không ngừng thúc đẩy nông thôn đẹp lên, giàu lên và mạnh lên. Ngày 1 tháng 6 năm 2019, khi dẫn đoàn tiến hành khảo sát xây dựng văn minh sinh thái tại huyện An Cát, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, quyền Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Joyce Msuya cho hay, ở huyện An Cát, mọi người có thể cảm nhận trực tiếp nội hàm sâu sắc của quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”, tận mắt chứng kiến huyện An Cát thực hiện sự chuyển đổi mô hình kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển xanh và tinh tế hoá bằng việc triển khai hợp tác quản lý môi trường với các nguồn lực xã hội dưới sự dẫn dắt của Chính phủ.  

Thực tiễn xây dựng nông thôn tươi đẹp của huyện An Cát đã chứng minh rằng, tài nguyên và tiềm lực của huyện miền núi chính là non xanh nước biếc. Các huyện miền núi có thể đột phá mô hình thông thường trong phát triển, tức là biến non xanh nước biếc thành núi vàng núi bạc, mở ra một con đường hoàn toàn mới mẻ dẫn dắt phát triển kinh tế bằng việc ưu hoá môi trường sinh thái, thực hiện mục tiêu cùng thắng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.   

“绿水青山就是金山银山”的安吉模式

安吉县,位于浙江省西北部,地处长三角地理中心,是上海黄浦江的源头、杭州都市圈重要的西北节点,县域面积1886平方公里,户籍人口47万。安吉建县于公元185年,县名取自《诗经》“安且吉兮”,素有“中国竹乡”“中国转椅之乡”“中国白茶之乡”等美誉。

在选择发展道路时,安吉曾走过弯路。20世纪末,作为浙江贫困县之一的安吉,为脱贫致富走上了“工业强县”之路,造纸、化工、建材、印染等企业相继崛起,尽管GDP一路高速增长,但对生态环境造成了巨大破坏。2001年,安吉确立了“生态立县”的发展战略,下决心改变先破坏后修复的传统发展模式,开始对新的发展方式进行探索和实践,并开展了村庄环境整治活动。通过有效整治,安吉的生态环境有了极大的改善,但经济发展速度还是明显落后于周边地区,依然是浙江贫困县和欠发达县之一。

习近平在担任浙江省省委书记期间,先后两次来到安吉调研。2003年4月,习近平在安吉调研生态建设工作时指出,对安吉来说,“生态立县”是找到了一条正确的发展道路。2005年8月,习近平在安吉县余村首次提出了“绿水青山就是金山银山”的科学论断。十余年来,安吉坚定践行“绿水青山就是金山银山”理念,走出了一条生态美、产业兴、百姓富的可持续发展之路,美丽乡村建设在余村变成了现实。

2008年年初,安吉县委、县政府提出建设“中国美丽乡村”的目标。中共十八大以来,在乡村振兴战略的引领下,安吉从改善农村人居环境入手,坚持规划、建设、管理、经营于一体,注重机制创新,抓住环境治理和产业发展两个关键点,不断推动乡村美起来、富起来、强起来。2019年6月1日,联合国助理秘书长、联合国环境署代理执行主任乔伊斯·姆苏亚率团队在安吉考察生态文明建设时表示,在安吉,大家近距离感受“绿水青山就是金山银山”理念的深刻内涵,亲眼见证政府主导,并与社会化力量通力合作开展环境治理,实现经济从粗放式发展向精细化绿色发展的转变。

安吉的美丽乡村建设实践表明,山区县的资源在绿水青山,潜力在绿水青山。山区县的发展可以突破常规模式,即让绿水青山变成金山银山,走出一条通过优化生态环境带动经济发展的全新道路,实现环境保护与经济发展双赢的目标。