Xây dựng và phục hồi sinh thái tại Tái Hãn Bá

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Xây dựng và phục hồi sinh thái tại Tái Hãn Bá 

Tái Hãn Bá trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là “vùng đất tươi đẹp với dãy núi và nguồn nước”, nằm ở khu vực Bá Thượng cực Bắc tỉnh Hà Bắc. Trong lịch sử, nơi đây có đồng cỏ tốt tươi và nguồn nước dồi dào, có rừng cây rậm rạp và nhiều loại chim thú, từng là một phần của bãi săn Mộc Lan thời nhà Thanh. Kể từ thập kỷ 60 thế kỷ XIX, nơi đây bắt đầu khai khẩn trồng trọt, chặt cây bừa bãi, cùng với nguyên nhân chiến tranh và cháy rừng, v.v. đến đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, rừng nguyên sinh ở đây đã biến mất, nơi đây đã bị suy thoái thành cánh đồng hoang vu mênh mông khí hậu khắc nghiệt, sa mạc hoá nghiêm trọng và xa xôi hẻo lánh.

Sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, Nhà nước hết sức coi trọng việc xanh hoá đất nước. Giữa thập kỷ 50 thế kỷ XX, Mao Trạch Đông đưa ra lời kêu gọi vĩ đại “Xanh hoá Tổ quốc”. Năm 1961, Bộ Lâm nghiệp Quốc gia (nay là Tổng cục Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia) quyết định thành lập lâm trường cơ giới hoá cỡ lớn tại khu vực phía Bắc tỉnh Hà Bắc và đặt trụ sở tại Tái Hãn Bá. Năm 1962, lâm trường cơ giới hoá Tái Hãn Bá chính thức được thành lập. 127 sinh viên tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đến từ 18 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước cùng với những cán bộ và công nhân viên chức địa phương đã thành lập một đội ngũ khởi nghiệp với 369 người, từ đó mở màn cho lịch sử trồng rừng và xanh hoá ở Tái Hãn Bá.  

Trải quả hơn nửa thế kỷ tiếp sức phấn đấu, ba thế hệ người Tái Hãn Bá đã kiến tạo nên biển rừng nhân tạo lớn nhất thế giới với tổng diện tích là 1,12 triệu mẫu (mẫu Trung Quốc, 1 héc ta bằng 15 mẫu) và tỷ lệ che phủ rừng là 80% trên vùng cao nguyên gió to, rét mướt, hẻo lánh, ít người đặt chân đến này tại khu vực phía Bắc Trường Thành, ngăn chặn một cách hiệu quả vùng đất cát Hồn Thiện Đạt Khắc ở Nội Mông Cổ lấn sang phía Nam. Nhằm xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, lâm trường thông qua việc quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt, kiến tạo rừng một cách khoa học để đảm bảo chắc chắn an ninh tài nguyên rừng và đem lại lợi ích lớn nhất từ sinh thái rừng; tăng thêm vốn tự huy động, áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai công kiên trồng rừng tại những vùng đất cát, vùng núi hoang dã và vùng núi cằn cỗi, tăng cường dự trữ tài nguyên; ưu hoá cơ cấu ngành nghề, giảm mạnh mức độ chặt phá cây rừng, dựa vào thế mạnh tài nguyên để phát triển một cách có trật tự, có mức độ ngành du lịch rừng, ngành nghề cây giống lục hoá và chương trình thu giữ carbon rừng, làm cho biển rừng này từng bước trở thành “ngân hàng xanh” cho lâm trường phát triển sản xuất, công nhân viên chức cải thiện đời sống và quần chúng xung quanh thoát nghèo làm giàu.

Tháng 8 năm 2021, khi khảo sát tại lâm trường cơ giới hoá Tái Hãn Bá, Tập Cận Bình chỉ ra, lịch sử xây dựng lâm trường Tái Hãn Bá là bộ lịch sử phấn đấu gian khổ đáng khen ngợi và xúc động lòng người. Người Tái Hãn Bá đã hun đúc nên tinh thần Tái Hãn Bá ghi nhớ sứ mệnh, khởi nghiệp gian khổ và phát triển xanh bằng hành động thực tế, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm gương cho xây dựng văn minh sinh thái cả nước.  

Tái Hãn Bá đã kiến tạo nên biển rừng nhân tạo với hơn một triệu mẫu, xây dựng nên điển hình trong lịch sử xây dựng văn minh sinh thái thế giới, những người xây dựng lâm trường nhận được giải thưởng “Vệ binh trái đất” — danh hiệu cao nhất về bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc, lâm trường cơ giới hoá nhận được danh hiệu “Gương sáng công kiên thoát nghèo toàn quốc”. Thực tiễn của lâm trường Tái Hãn Bá đã chứng minh rằng, đối với những khu vực có môi trường sinh thái mong manh và hệ sinh thái bị suy thoái, chỉ cần định vị khoa học, làm việc bền bỉ thì hệ sinh thái sẽ có thể được phục hồi và xây dựng lại, để cho những vùng núi hoang dã và vùng đất cát biến thành non xanh nước biếc; chỉ cần kiên trì phát triển xanh thì có thể chuyển thế mạnh sinh thái sang thế mạnh kinh tế, để cho non xanh nước biếc trở thành núi vàng núi bạc. 

塞罕坝生态修复建设

塞罕坝,蒙古语中意为“美丽的山岭水源之地”,位于河北省最北部的坝上地区。历史上,这里水草丰美、森林茂密、鸟兽繁多,曾是清朝木兰围场的一部分。从19世纪60年代起,这里开围放垦,树木被大肆砍伐,加之战争和山火等原因,到20世纪50年代初期,原始森林荡然无存,退变为气候恶劣、沙化严重、偏远闭塞的茫茫荒原。

新中国成立后,国家十分重视国土绿化。20世纪50年代中期,毛泽东发出“绿化祖国”的伟大号召。1961年,国家林业部决定在河北北部建立大型机械林场,并选址塞罕坝。1962年,塞罕坝机械林场正式组建。来自全国18个省市的127名大中专毕业生,与当地干部职工一起组成了一支369人的创业队伍,拉开了塞罕坝造林绿化的历史帷幕。

经过半个多世纪的接力奋斗,三代塞罕坝人在这片风大寒冷、人迹罕至的塞外高原上,成功营造出总面积112万亩、森林覆盖率达到80%的世界上最大的人工林海,有效地阻滞了内蒙古浑善达克沙地南侵。为处理好经济发展与环境保护的关系,林场通过严格管护、科学营林,确保森林资源安全,并释放其最大生态红利;追加自筹资金,采用先进技术在荒山沙地、贫瘠山地开展攻坚造林,增加资源储备;优化产业结构,大幅压缩木材采伐限额,依靠资源优势有序有节地发展森林旅游观光业、绿化苗木产业及森林碳汇项目,使这片林海逐步成为林场生产发展、职工生活改善、周边群众脱贫致富的“绿色银行”。

2021年8月,习近平在塞罕坝机械林场考察时指出,塞罕坝林场建设史是一部可歌可泣的艰苦奋斗史。塞罕坝人用实际行动铸就了牢记使命、艰苦创业、绿色发展的塞罕坝精神,这对全国生态文明建设具有重要示范意义。

塞罕坝成功营造起百万亩人工林海,创造了世界生态文明建设史上的典型,林场建设者获得联合国环保最高荣誉——地球卫士奖,机械林场荣获全国脱贫攻坚楷模称号。塞罕坝林场的实践证明,对于生态脆弱、生态退化地区,只要科学定位,久久为功,自然生态系统就可以得到修复重建,让沙地荒山变成绿水青山;只要坚持绿色发展,就可以将生态优势转化为经济优势,让绿水青山成为金山银山。