Quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ

Sa mạc Khố Bố Kỳ trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là “dây cung trên cung tên”, là sa mạc lớn thứ 7 Trung Quốc với tổng diện tích là 18,6 nghìn km², chủ yếu nằm ở khu vực kỳ Hàng Cẩm thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư khu tự trị Nội Mông Cổ, từng là một trong những khu vực có môi trường sinh thái cực kỳ mong manh tại khu vực miền Trung và miền Tây khu tự trị Nội Mông Cổ, và cũng là một trong ba đầu nguồn gió cát của khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, từng được gọi là vùng cấm sinh mạng. Việc quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết như thiếu thảm thực vật, thiếu đường bộ, ít mưa, thu nhập của nông dân, dân du mục thấp, bão cát xảy ra thường xuyên, v.v. môi trường sinh thái và điều kiện sản xuất, sinh hoạt tại vùng sa mạc khá khắc nghiệt, nhiệm vụ cải thiện sinh thái và phát triển kinh tế rất nặng nề. 

Nhằm cải thiện môi trường sinh thái khắc nghiệt này và giải quyết vấn đề nan giải quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ, Đảng uỷ và chính quyền địa phương lấy xây dựng sinh thái làm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh lớn nhất của toàn kỳ, ra sức thúc đẩy xây dựng tấm bình phong an ninh sinh thái tại khu vực miền Bắc Trung Quốc, tìm ra “mô hình quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ” thúc đẩy bằng bốn biện pháp là “Đảng uỷ và chính quyền dẫn dắt về mặt chính sách, các nguồn lực xã hội đầu tư theo hình thức ngành nghề hoá, nông dân và dân du mục tham gia với hình thức thị trường hoá, khoa học công nghệ thực hiện sự sáng tạo liên tục”, xây dựng nên hệ thống ngành nghề sinh thái sa mạc “phục hồi sinh thái, chăn nuôi sinh thái, chăm sóc sức khoẻ sinh thái, du lịch sinh thái, quang điện sinh thái, công nghiệp sinh thái” với sự phát triển hoà hợp giữa ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Môi trường sinh thái vùng sa mạc Khố Bố Kỳ được cải thiện đáng kể, tài nguyên sinh thái từng bước được phục hồi, nền kinh tế vùng sa mạc không ngừng phát triển, 1/3 sa mạc đã được quản lý cho tốt, thực hiện sự chuyển đổi mang tính lịch sử từ “cát bắt người lùi” sang “cây mọc cát lùi”, tạo nên “tinh thần Khố Bố Kỳ” “tương trợ lẫn nhau, bền chí bất khuất, khoa học và sáng tạo, gia tăng phủ xanh và gia tăng thu nhập”, thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiệu quả sinh thái, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, Khố Bố Kỳ được Liên hợp quốc công nhận là “Khu kiểu mẫu kinh tế sinh thái toàn cầu”.

Việc quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ là thực tiễn sống động của tư tưởng Tập Cận Bình về văn minh sinh thái. Mô hình quản lý này không những được thực hiện thành công tại các vùng sa mạc lớn của Trung Quốc, mà còn đã đi vào những quốc gia và khu vực trong hợp tác “Một vành đại, một con đường” như Ả-rập Xê-út và Mông Cổ, v.v. trở thành kiểu mẫu và điển hình “Trung Quốc là gương sáng phòng chống sa mạc hoá cho cả thế giới, Khố Bố Kỳ là gương sáng phòng chống sa mạc hoá cho cả nước Trung Quốc”, thực hiện sự chuyển biến tốt từ “sa mạc màu vàng cằn cỗi” sang “ngân hàng xanh trong ốc đảo”. Công cuộc phòng chống hoang mạc hoá của Trung Quốc với đại diện là quản lý sa mạc Khố Bố Kỳ đã kê đơn thuốc Trung Quốc cho công cuộc phòng chống hoang mạc hoá của thế giới, cung cấp phương án Trung Quốc cho việc thực hiện mục tiêu tỉ lệ gia tăng diện tích đất bị suy thoái bằng không, đóng góp những kinh nghiệm của Trung Quốc cho việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của loài người.

库布其沙漠治理

库布其沙漠,蒙古语中意为“弓上之弦”,是中国第七大沙漠,总面积约为1.86万平方公里,主体位于内蒙古自治区鄂尔多斯市杭锦旗境内,曾是内蒙古自治区中西部生态环境极度脆弱的地区之一,也是京津冀地区三大风沙源之一,一度被称为生命禁区。库布其沙漠治理方面存在亟须解决的问题,如缺植被、缺公路,降水少,农牧民收入少,沙尘暴频发等,沙区生态环境和生产生活条件十分恶劣,改善生态与发展经济的任务十分繁重。

为改变这一恶劣的生态环境,破解库布其沙漠治理难题,当地党委、政府将生态建设作为全旗最大的基础建设和民生工程来抓,大力推进中国北疆生态安全屏障建设,探索出“党委政府政策性主导、社会产业化投资、农牧民市场化参与、科技持续化创新”四轮驱动的“库布其沙漠治理模式”,构建了“生态修复、生态牧业、生态健康、生态旅游、生态光伏、生态工业”一、二、三产融合发展的沙漠生态产业体系。库布其沙漠区域生态环境明显改善,生态资源逐步恢复,沙区经济不断发展,三分之一的沙漠得到治理,实现了由“沙逼人退”到“绿进沙退”的历史性转变,形成了“守望相助、百折不挠、科学创新、绿富同兴”的“库布其精神”,实现了生态效益、经济效益和社会效益的有机统一,被联合国确认为“全球生态经济示范区”。

库布其沙漠治理,是习近平生态文明思想的生动实践。这一治理模式不仅在中国各大沙区成功落地,而且已走入沙特、蒙古国等“一带一路”合作国家和地区,成为“世界治沙看中国,中国治沙看库布其”的样板和典范,实现了从“黄色沙漠”到“绿洲银行”的蜕变。以库布其治沙为代表的中国荒漠化治理,为世界荒漠化防治开出了中国药方,为实现土地退化零增长的目标提供了中国方案,为推进人类可持续发展贡献了中国经验。