Quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh tỉnh Phúc Kiến

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh tỉnh Phúc Kiến 

Huyện Trường Thinh nằm ở phía Tây tỉnh Phúc Kiến, phía Nam dãy núi Vũ Di Sơn, là nơi xung yếu tại vùng tiếp giáp giữa ba tỉnh Mân (Phúc Kiến), Việt (Quảng Đông) và Cán (Giang Tây), có diện tích đất đai là 3.099 km², trong đó diện tích đất đồi chiếm 85%, là huyện miền núi điển hình với “80% là núi, 10% là nước còn lại 10% là ruộng”. Kể từ thời cận đại đến nay, do bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như thiên tai, tăng trưởng dân số và loạn lạc chiến tranh xảy ra thường xuyên, v.v. vấn đề mất nước và xói mòn đất ở huyện Trường Thinh ngày càng gay gắt. “Núi trọc, nước đục, ruộng cằn, dân nghèo” từng là sự khắc hoạ chân thực về sự suy thoái của hệ sinh thái tự nhiên và đời sống nghèo khó của người dân địa phương. Quản lý mất nước và xói mòn đất đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu và gian nan của Trường Thinh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 1983, huyện Trường Thinh bắt đầu quy mô hoá quản lý mất nước và xói mòn đất. Trong hơn 10 năm sau đó, thông qua các biện pháp như trồng cây, trồng cỏ nhân tạo, phong tỏa rừng để khôi phục thảm thực vật, v.v. xu hướng mất nước và xói mòn đất tại địa phương đã sơ bộ được ngăn chặn. Đầu thế kỷ XXI, trong thời gian làm việc tại tỉnh Phúc Kiến, Tập Cận Bình từng 5 lần đi sâu điều tra nghiên cứu và chỉ đạo tại Trường Thinh, ra lệnh động viên phủ xanh hoàn toàn đồi núi hoang vu, việc quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh được đưa vào chương trình làm việc thiết thực cho nhân dân của tỉnh Phúc Kiến, thúc đẩy việc quản lý mất nước và xói mòn đất cũng như xây dựng sinh thái đi lên con đường quy phạm, khoa học và hiệu quả. Tháng 12 năm 2011, tháng 1 năm 2012, Tập Cận Bình liên tục hai lần đưa ra bút phê quan trọng về việc quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh, chỉ ra rằng việc quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh đang ở trong một thời điểm hết sức quan trọng, tiến thì sẽ giành thắng lợi toàn diện, không tiến thì sẽ bị lùi, nên tăng cường hơn nữa mức độ ủng hộ. Phải đúc kết những kinh nghiệm của Trường Thinh, thúc đẩy công tác quản lý mất nước và xói mòn đất trong cả nước. 

Theo yêu cầu này, nhân dân huyện Trường Thinh xây dựng vững chắc quan niệm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”, liên tục triển khai việc quản lý mất nước và xói mòn đất. Bao gồm các biện pháp chủ yếu như sau: Kiên trì Đảng uỷ lãnh đạo, chính quyền dẫn dắt, xây dựng chế độ trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền. Sáng tạo quan niệm và kỹ thuật quản lý, thực hiện sự kết hợp hữu cơ giữa biện pháp công trình, biện pháp sinh học và biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cũng như sự kết hợp hữu cơ giữa quản lý bằng sức người và phục hồi sinh thái. Phát huy đầy đủ vai trò chủ thể của quần chúng, đào tạo các hộ lớn để dẫn dắt quản lý, tổ chức nông dân nhận thầu quản lý và dẫn dắt doanh nghiệp tích cực tham gia quản lý, hình thành sức mạnh chung mạnh mẽ về quản lý mất nước và xói mòn đất. Nhân dân huyện Trường Thinh đã rút ra kinh nghiệm quản lý mất nước và xói mòn đất “Đảng uỷ lãnh đạo, chính quyền dẫn dắt, quần chúng làm chủ thể, xã hội tham gia, thực hiện cùng lúc nhiều chính sách, lấy con người làm gốc và kiên trì bền bỉ” bằng thực tiễn thành công, thực hiện sự chuyển đổi mang tính lịch sử “đồi núi hoang vu – ốc đảo – quê nhà sinh thái”, đạt thành tích tốt về xây dựng văn minh sinh thái, thể hiện và phát huy nhiều hiệu ứng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2018, huyện Trường Thinh thoát nghèo thành công. Việc quản lý mất nước và xói mòn đất tại huyện Trường Thinh là hình ảnh thu nhỏ sống động về việc tìm tòi xây dựng văn minh sinh thái của Trung Quốc, cung cấp hình mẫu và kinh nghiệm cho việc giữ đất, giữ nước và bảo vệ, phục hồi sinh thái trong cả nước.  

福建长汀县水土流失治理

长汀县,地处福建省西部、武夷山南麓,是闽、粤、赣三省边陲要冲,土地面积3099平方公里,其中山地面积约占85%,是典型的“八山一水一分田”山区县。近代以来,受到自然灾害、人口增长和战乱频发等因素的影响,长汀县水土流失问题愈发严峻。“山光、水浊、田瘦、人穷”,曾是当地自然生态恶化、群众生活贫困的真实写照。治理水土流失,成为长汀推动经济社会发展的首要而艰巨的任务。

1983年,长汀县开始水土流失规模化治理。此后十余年间,通过人工植树种草、封山育林等措施,当地水土流失势头得到初步控制。21世纪初,习近平在福建工作期间,曾先后5次深入长汀调研指导,发出了彻底消灭荒山的动员令,长汀县水土流失治理被列为福建省为民办实事项目,推动水土流失治理和生态建设迈上规范、科学、有效的道路。2011年12月、2012年1月,习近平连续两次对长汀县水土流失治理作出重要批示,指出长汀县水土流失治理正处在一个十分重要的节点上,进则全胜,不进则退,应进一步加大支持力度。要总结长汀经验,推动全国水土流失治理工作。

按照这一要求,长汀人民牢固树立“绿水青山就是金山银山”的理念,持续开展水土流失治理。主要做法包括:坚持党委领导、政府主导,建立党政领导挂钩责任制。创新治理理念和技术,实行工程措施、生物措施和农业技术措施有机结合,人工治理与生态修复有机结合。充分发挥群众主体作用,培育大户引导治理、组织农民承包治理、引导企业积极参与治理,形成水土流失治理的强大合力。长汀人民用成功实践总结出“党委领导、政府主导、群众主体、社会参与、多策并举、以人为本、持之以恒”的水土流失治理经验,实现了“荒山—绿洲—生态家园”的历史性转变,创造了生态文明建设的佳绩,释放出经济社会发展的多重效应。2018年,长汀县摘帽脱贫。长汀县水土流失治理是中国探索生态文明建设的一个生动缩影,为全国水土保持和生态保护修复提供了样本与借鉴。