Cải cách chế độ văn minh sinh thái tại lưu vực sông Xích Thuỷ tỉnh Quý Châu

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Cải cách chế độ văn minh sinh thái tại lưu vực sông Xích Thuỷ tỉnh Quý Châu

Tỉnh Quý Châu nằm ở nội địa miền Tây Nam Trung Quốc, vị trí địa lý đặc thù và nền móng kinh tế yếu kém đã quyết định mức độ chưa sâu và độ mạnh chưa đủ của cuộc cải cách mở cửa tại tỉnh Quý Châu, song cũng giúp tỉnh Quý Châu giữ lại được non xanh nước biếc. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, tỉnh Quý Châu tích cực tìm tòi mô hình mới cho những khu vực kém phát triển dựa vào thế mạnh của bản thân để thực hiện phát triển nhảy vọt, xác định chiến lược “sinh thái đi trước, phát triển xanh”, thông qua cải cách văn minh sinh thái để thực hiện phát triển khoa học và đi tắt đón đầu.

Lưu vực sông Xích Thuỷ (đoạn Quý Châu) có địa mạo và cấu tạo địa chất phức tạp, núi cao hố sâu, sông ngòi chi chít, là hàng rào sinh thái quan trọng của thượng du sông Trường Giang và tỉnh Quý Châu, là khu vực quan trọng giữ đất, giữ nước cho tỉnh Quý Châu, đóng góp 1/9 tổng lượng kinh tế quốc dân cho tỉnh Quý Châu. Cùng với việc khai thác tài nguyên khoáng sản, mở rộng ngành nghề rượu trắng và thúc đẩy đô thị hoá, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái trong lưu vực ngày càng nổi bật, đã xuất hiện nhiều vấn đề như phá hoại môi trường sinh thái, mất nước và xói mòn đất, v.v. Bên cạnh đó, về mặt quản lý môi trường lưu vực thì giữa sự trù tính quản lý mang tính chỉnh thể và sự quản lý riêng của các khu vực hành chính ngày càng có mâu thuẫn nổi bật, đã hạn chế sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2015, khi khảo sát tại tỉnh Quý Châu, Tập Cận Bình chỉ ra, phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển với bảo vệ môi trường sinh thái, triển khai thực hiện trước và thí điểm trước về mặt cải cách thể chế cơ chế xây dựng văn minh sinh thái, thực hiện vững chắc những chương trình hành động đã được đưa ra bằng hành động thực tế, thực hiện việc thúc đẩy nhịp nhàng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này đã chỉ rõ phương hướng cho tỉnh Quý Châu để phá vỡ cục diện khó khăn về phát triển khu vực và bảo vệ sinh thái. 

Tỉnh uỷ và chính quyền tỉnh Quý Châu xây dựng vững chắc quan niệm phát triển “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”, triển khai xây dựng khu thí điểm xây dựng văn minh sinh thái quốc gia (Quý Châu) với mục tiêu tổng thể là xây dựng “tỉnh Quý Châu đa sắc màu như là một công viên”, đặt sông Xích Thuỷ làm khu kiểu mẫu đầu tiên về thực tiễn cải cách văn minh sinh thái của tỉnh Quý Châu, bắt đầu áp dụng 12 biện pháp cải cách văn minh sinh thái là chế độ vạch đỏ bảo vệ sinh thái lưu vực, chế độ sử dụng và quản lý tài nguyên lưu vực, chế độ bù đắp sinh thái lưu vực, cải cách thể chế giám sát quản lý và chấp pháp hành chính về bảo vệ môi trường sinh thái, chế độ bảo đảm tư pháp về bảo vệ môi trường sinh thái, chế độ nhiều cơ quan phối hợp chỉnh đốn và xử lý ô nhiễm nông nghiệp và nông thôn cũng như chế độ trách nhiệm của Hà trưởng[ Hà trưởng là chỉ những người chịu trách nhiệm về công tác quản lý sông ngòi và hồ ao. Tại Trung Quốc, chế độ trách nhiệm của Hà trưởng là do người đứng đầu trong Đảng uỷ và chính quyền các cấp đảm nhiệm chức vụ “Hà trưởng”, phụ trách công tác bảo vệ môi trường nước.

] về bảo vệ môi trường, giữ vững hai giới hạn thấp nhất là sinh thái và phát triển. Thông qua cải cách chế độ, chất lượng môi trường nước lưu vực sông Xích Thuỷ đã được cải thiện đáng kể, kể từ năm 2016 đến nay thì cả lưu vực sông Xích Thuỷ cơ bản đạt được tiêu chuẩn loại I, loại II về chất lượng nước. Những kinh nghiệm và thành quả trong công tác thí điểm cải cách thể chế văn minh sinh thái tại lưu vực sông Xích Thuỷ được sao chép và phổ biến tại 7 lưu vực lớn là sông Ô, sông Thanh Thuỷ, nhánh sông Hoành sông Ngưu Lan, sông Nam Bàn, sông Bắc Bàn, sông Hồng Thuỷ và sông Đô Liễu, sông Xích Thuỷ đã thật sự mở đầu cho cuộc cải cách chế độ văn minh sinh thái của tỉnh Quý Châu.     

贵州赤水河流域生态文明制度改革

贵州省,地处中国西南腹地,特殊的地理位置和薄弱的经济基础,决定贵州改革开放的程度不深、力度不够,但也让贵州保留了绿水青山。中共十八大以来,贵州积极探索欠发达地区立足自身优势实现跨越发展的新模式,确立“生态优先、绿色发展”战略,通过生态文明改革实现科学发展、后发赶超。

赤水河流域(贵州段)地貌和地质结构复杂、山高谷深、河流纵横,是长江上游和贵州省的重要生态藩篱,是贵州省重要的水土保持区,承担了贵州省九分之一的国民经济总量。随着矿产资源开发、白酒产业扩大和城镇化推进,流域内经济开发与生态环境保护的矛盾日益凸显,出现了生态环境破坏、水土流失等诸多问题。同时,流域整体性和跨行政区域环境管理矛盾日益突出,制约了当地经济社会可持续发展。2015年,习近平在贵州考察时指出,要正确处理发展和生态环境保护的关系,在生态文明建设体制机制改革方面先行先试,把提出的行动计划扎扎实实落实到行动上,实现发展和生态环境保护协同推进。这为贵州破解区域发展与生态保护困局指明了方向。

贵州省委、省政府牢牢树立“绿水青山就是金山银山”的发展理念,以建设“多彩贵州公园省”为总体目标开展国家生态文明试验区(贵州)建设,将赤水河作为贵州首个生态文明改革实践示范点,启动流域生态保护红线制度、流域资源使用和管理制度、流域生态补偿制度、生态环境保护监管和行政执法体制、生态环境保护司法保障制度、农业农村污染合力整治制度、环境保护河长制等12项生态文明改革措施,牢牢守住生态和发展两条底线。通过制度改革,赤水河流域水环境质量得到大幅改善,2016年以来全流域基本能够维持在I、II类水质。赤水河流域在生态文明体制改革试点工作的经验及成果,被复制到贵州省乌江、清水江、牛栏江横江、南盘江、北盘江、红水河、都柳江等七大流域,赤水河真正开创了贵州生态文明制度改革的先河。