Xoá đói giảm nghèo bằng cách kết hợp với bảo vệ sinh thái tại xã Độc Long Giang, huyện Cống Sơn, tỉnh Vân Nam

(Văn minh sinh thái)

09-02-2023 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Xoá đói giảm nghèo bằng cách kết hợp với bảo vệ sinh thái tại xã Độc Long Giang, huyện Cống Sơn, tỉnh Vân Nam

Xã Độc Long Giang, huyện tự trị dân tộc Độc Long và dân tộc Nộ Cống Sơn, tỉnh Vân Nam nằm ở vùng tiếp giáp giữa Trung Quốc – Mi-an-ma và giữa hai tỉnh Điền (Vân Nam) – Tạng (Tây Tạng), là vùng sinh sống tập trung duy nhất của dân tộc Độc Long trong cả nước, có đường biên giới dài 97,3 km, có tổng dân số là 4.272 người trong đó 99% là người dân tộc Độc Long được gọi là “dân tộc tiến thẳng[ “Dân tộc tiến thẳng” là tên gọi chung những dân tộc thiểu số ở trong xã hội nguyên thủy hoặc xã hội nô lệ ở Trung Quốc trước khi thành lập nước Trung Quốc mới, mà sau khi thành lập nước Trung Quốc mới đã vượt qua mấy hình thái xã hội, tiến thẳng lên xã hội xã hội chủ nghĩa.

]”. Xã Độc Long Giang có môi trường địa lý tự nhiên độc đáo và tài nguyên động vật, thực vật phong phú. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 93,1%, lưu vực sông Độc Long Giang đã phát hiện hơn 1.000 loài thực vật cao cấp và 1.151 loài động vật hoang dã, là bảo tàng địa mạo tự nhiên, vốn gien loài sinh vật và “vùng đất huyền bí nguyên thuỷ cuối cùng trong du lịch Vân Nam” danh bất hư truyền.  

Chịu sự hạn chế về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển xã hội đặc biệt, trong quá khứ, quần chúng dân tộc Độc Long tại xã Độc Long Giang tỉnh Vân Nam sống một cách gian nan dựa vào các phương thức sản xuất và sinh hoạt như “luân hưu phá hoang, đốt rẫy gieo hạt, trồng nhiều thu ít”, v.v. Các phương thức sản xuất và sinh hoạt truyền thống làm cho xã Độc Long Giang “cây càng chặt càng ít, núi càng đốt càng trọc”, song quần chúng lại cứ quanh quẩn với cái nghèo, đến năm 2011 thì thu nhập ròng bình quân đầu người của đồng bào dân tộc Độc Long chỉ có 1.255 NDT. Sau khi Nhà nước thực thi chính sách bảo vệ rừng tự nhiên và trả đất về rừng, núi đã xanh, nước đã trong, song mâu thuẫn giữa bảo vệ sinh thái và sự sinh tồn của đồng bào dân tộc Độc Long vẫn còn nổi bật. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường sinh thái và thoát nghèo làm giàu cho đồng bào là công tác luôn được Đảng uỷ và chính quyền địa phương coi trọng cao độ.       

Tư duy cơ bản trong việc phá vỡ mâu thuẫn giữa bảo vệ sinh thái và thoát nghèo làm giàu cho đồng bào của xã Độc Long Giang là phát triển trong bảo vệ, thoát nghèo trong phát triển. Đảng uỷ và chính quyền địa phương dựa vào tình hình cơ bản của xã, tiến hành luận chứng rộng rãi, đề xuất tư duy phát triển “xây dựng xã bằng việc bảo vệ sinh thái, làm giàu cho xã bằng việc phát triển các ngành nghề, chấn hưng xã bằng khoa học và giáo dục, làm sôi động xã bằng du lịch văn hoá dân tộc vùng biên giới”, dưới tiền đề ưu tiên bảo vệ, phát triển những ngành nghề đặc sắc trên đất rừng (trồng trọt, chăn nuôi và chế biến, v.v.) và thực thi chính sách bù đắp sinh thái, và thông qua sự trợ giúp của các nguồn lực bên ngoài để khơi dậy động lực nội sinh của quần chúng địa phương, thực hiện thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng phương thức thoát nghèo tại chỗ dựa vào tài nguyên địa phương. Thực thi chính sách bù đắp sinh thái, để cho những người nghèo có khả năng lao động chuyển sang làm kiểm lâm nhân dân hoặc nhân viên bảo vệ sinh thái tại chỗ, đảm bảo họ có được thu nhập ổn định theo hình thức được hưởng lương; thực thi chương trình “thay thế củi bằng điện”, thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt truyền thống; thành lập hợp tác xã về ngành nghề sinh thái, để cho đồng bào có được thu nhập lao động tại chỗ bằng việc tham gia các công trình phục hồi sinh thái và các dự án về ngành nghề sinh thái. Cuối năm 2018, dân tộc Độc Long xã Độc Long Giang đã thực hiện thoát nghèo toàn diện, đây là thực tiễn sinh động của tư tưởng Tập Cận Bình về văn minh sinh thái. 

云南贡山县独龙江生态扶贫

云南省贡山独龙族怒族自治县独龙江乡地处中缅和滇藏结合部,是全国唯一的独龙族聚居地,国境线长达97.30千米,全乡总人口4272人,99%为“直过民族”独龙族。独龙江乡具有独特的自然地理环境和丰富的动植物资源。目前,森林覆盖率高达93.10%,独龙江流域已发现高等植物1000多种、野生动物1151种,是名副其实的自然地貌博物馆、生物物种基因库、“云南旅游的最后一片原始秘境”。

受特殊的自然条件和社会发育程度制约,过去,云南独龙江乡独龙族群众靠“轮歇烧荒、刀耕火种、广种薄收”等生产生活方式艰难度日。传统的生产生活方式导致独龙江乡的“树越砍越少,山越烧越秃”,群众却一直在“贫困线”上挣扎,到2011年独龙族群众人均纯收入仅为1255元。国家实施天然林保护、退耕还林政策后,山绿了、水清了,而生态保护和独龙族群众生存的矛盾依然突出。正确处理好生态环境保护与群众脱贫致富之间的关系,是当地党委、政府历来高度重视的工作。

破解独龙江乡生态保护与群众脱贫致富矛盾的基本思路,是在保护中发展,在发展中脱贫。当地党委、政府立足乡情、广泛论证,提出“生态立乡、产业富乡、科教兴乡、边境民族文化旅游活乡”的发展思路,在保护优先的前提下发展林下特色产业和实施生态补偿政策,并通过外部力量的帮助,激发当地群众的内生动力,实现就地脱贫一批。实施生态补偿政策,让有劳动能力的贫困人口就地转成护林员或生态保护人员,实现工资性的稳定收入;实施“以电代柴”项目,改变传统的生产生活方式;成立生态产业合作社,让群众通过参与生态修复工程和生态产业项目,就地实现劳务收入。2018年年底,独龙江乡独龙族实现整族脱贫,这是习近平生态文明思想的生动实践。