Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ 

“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (tu dưỡng bản thân trước, quản lý gia đình sau, tiếp theo cai trị đất nước, cuối cùng khiến cho thiên hạ thái bình)” có xuất xứ từ Đại học, ý chỉ lấy sự tu dưỡng bản thân làm nền tảng, trước hết quản lý gia đình mình cho tốt đẹp, sau đó thực hiện nhân chính và đức trị để cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước rồi tiến tới vỗ yên và trị vì trăm họ, cuối cùng khiến cho thiên hạ thái bình. Trong quá trình mở rộng từng cấp độ, đức tính và sự tu dưỡng của cá nhân gắn kết chặt chẽ với hoài bão chính trị ở các cấp độ khác nhau. Đây là mệnh đề quan trọng về triết học và hoài bão chính trị của Nho gia ở Trung Quốc thời cổ đại, cũng là sự khái quát về “đại học chi đạo (đạo của đại học)”, đã thể hiện quan niệm chính trị đạo đức tiến dần từng bước từ cá nhân đến gia đình, rồi đến đất nước, cuối cùng là đến thiên hạ của tư tưởng Nho gia.  

Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, trong các bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc đến nỗi niềm đất nước “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của các trí thức Trung Quốc đối với gia đình và đất nước. Tháng 5 năm 2014, tại cuộc toạ đàm với giáo viên và sinh viên của trường Đại học Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã trích dẫn quan niệm kinh điển này để trình bày và phân tích việc làm thế nào để tạo nên đức tính và nhân cách cao thượng, làm thế nào để trở thành nhân tài quản trị đất nước và trợ giúp người dân.

修身、齐家、治国、平天下

“修身、齐家、治国、平天下”,出自《大学》,意指以个人自身修养为基础,先治理好家庭,进而实行仁政德治,治理好国家,更进而安抚和治理天下百姓,最终求得天下太平。在这一层层扩展的过程中,个人的德性和修养与不同层面的政治抱负息息相关。这是中国古代儒家哲学和政治抱负的重要命题,是对“大学之道”的概括,体现了儒家思想由个人到家庭再到邦国进而到天下的逐步递进的道德政治观。

中共十八大以来,习近平多次在讲话中谈及中国知识分子“修身、齐家、治国、平天下”的家国情怀。2014年5月,习近平在北京大学和师生座谈时便引用了这一经典理念,论述如何成就崇高德性和人格,怎样成为经国济世的人才。