Ôn cố nhi tri tân
“Ôn cố nhi tri tân (xét cũ mà biết mới)” có xuất xứ từ Luận ngữ, có nghĩa là ôn lại những tri thức đã có và đạt được những hiểu biết và nhận thức mới. Người xưa có hai cách lý giải chính về “ôn cố nhi tri tân”: Thứ nhất, coi “ôn cố (xét cũ)” và “tri tân (biết mới)” là hai phương diện ngang hàng, cho rằng khi “xét cũ” thì sẽ từng bước có được những kiến thức mới, “biết mới” được thực hiện trong quá trình “xét cũ”. Thứ hai, coi “xét cũ” là tiền đề và nền tảng của “biết mới”, cho rằng không “xét cũ” thì sẽ không thể “biết mới”, “mới” là sự phát triển của “cũ” và đã loại bỏ những quan niệm cũ kỹ hủ bại trong đó. Trong ngày nay thì “ôn cố nhi tri tân” đã vượt ra khỏi phạm trù phương pháp học tập thông thường, được coi là một quy luật cơ bản để một cá thể, doanh nghiệp, tổ chức thậm chí là một quốc gia thực hiện phát triển bản thân, bao gồm những tư tưởng biện chứng như cũ với mới, cổ với kim, đã biết với chưa biết và kế thừa với sáng tạo, v.v.
Tháng 9 năm 2014, Tập Cận Bình đã trích dẫn câu “ôn cố nhi tri tân” tại Hội thảo khoa học quốc tế về kỷ niệm 2565 năm ngày sinh của Khổng Tử và Lễ khai mạc Đại hội thành viên lần thứ 5 của Hội liên hiệp Nho học Quốc tế, nhấn mạnh rằng những kiến thức được kế thừa từ người trước đã tích luỹ những nhận thức và kinh nghiệm quan trọng của con người về mối quan hệ giữa con người, xã hội và thiên nhiên trong lịch sử, những kiến thức được sáng tạo bởi người thời nay đã tạo nên trí tuệ và sự tìm tòi của người ta để ứng phó với các vấn đề thời đại, cả hai loại kiến thức này đều hết sức quan trọng đối với loài người trong việc kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai.
温故而知新
“温故而知新”出自《论语》,意为温习旧有的知识,并获得新的理解与体会。前人对“温故而知新”的理解主要有两种:其一,将“温故”与“知新”理解为并列的两方面,认为在“温故”的同时就逐步获得新知,“知新”在“温故”的过程中得以实现。其二,将“温故”理解为“知新”的前提与基础,认为没有“温故”,就不可能“知新”,“新”是“故”的进一步发展,并且摒弃了其中陈腐的旧见。在今天,“温故而知新”已经超出一般学习方法的范畴,被视作个体、企业、组织甚至一个国家自我成长的基本机理,涵盖旧与新、古与今、已知与未知、继承与创新等辩证思想。
2014年9月,习近平在纪念孔子诞辰2565周年国际学术研讨会暨国际儒学联合会第五届会员大会开幕会上引用“温故而知新”,强调前人传承的知识积累了人们历史上对处理人、社会、自然三者关系的重要认知和经验,今人创造的知识形成了人们应对时代问题的智慧和探索,这两方面的知识对人类继往开来都十分重要。