Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu 

“Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu (khi cùng tận thì sẽ biến hoá, có biến hoá thì mới thông đạt, đã thông đạt thì mới lâu bền)” có xuất xứ từ Chu dịch – Hệ từ hạ, ý chỉ sự vật phát triển đến cực điểm thì ắt sẽ biến hoá, sau khi biến hoá thì mới có thể thông đạt, đã thông đạt thì mới có thể lâu bền, đây là một nhận thức về quy luật thay đổi của sự vật. Cũng có nghĩa là sự vật luôn thay đổi không ngừng và sẽ chuyển sang hướng đối lập khi cùng tận. Con người nên nắm bắt quy luật thay đổi của sự vật này, tìm kiếm cơ hội thay đổi khi đạt đến cùng cực, thúc đẩy sự thay đổi của sự vật để thực hiện sự phát triển thông đạt, lâu bền. Quan niệm này đã khái quát một đặc trưng cơ bản về sự thay đổi của tự nhiên, tức mọi sự vật phát triển đến giai đoạn nhất định thì sẽ gặp phải nút thắt cổ chai, những điều kiện có lợi vốn có cũng sẽ trở thành những cản trở cho sự phát triển tiếp theo. Lúc này thì phải chủ động thích ứng để tìm kiếm đường lối phát triển mới trong sự thay đổi, và đảm bảo các công việc, sự nghiệp được phát triển ổn định, bền vững thông qua việc thực hiện sự điều chỉnh liên tục, năng động.  

Trong các bài phát biểu tại cuộc Toạ đàm kỷ niệm 69 năm ngày thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và chiến tranh chống phát xít thế giới, Đại hội Viện sĩ lần thứ 19 Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại hội Viện sĩ lần thứ 14 Viện Kỹ thuật Trung Quốc, Tập Cận Bình đều đã nhắc đến câu “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”.

穷则变,变则通,通则久

“穷则变,变则通,通则久”,出自《周易•系辞下》,意为事物达到极限就会发生变化,发生变化才能通顺,通顺则能长久,这是对事物变化规律的一种认识。也就是说,事物处于不断的变化之中,并会在极致时朝向对立面转化。人应该把握这一事物变化规律,在穷极之时寻找变化的契机,促成事物的改变,以实现通顺长久的发展。这一理念概括了自然变化的一个基本特征,即万事万物发展到一定阶段,会遇到瓶颈,原先曾经有利的条件也会成为进一步发展的障碍。这时要主动适应,在变化中寻求新的发展路径,并通过不断动态调整,保证工作、事业能够稳定持续地发展。

习近平在纪念中国人民抗日战争暨世界反法西斯战争胜利69周年座谈会和在中国科学院第十九次院士大会、中国工程院第十四次院士大会上的讲话中均提到了“穷则变,变则通,通则久”。