Chính đắc kỳ dân
“Chính đắc kỳ dân (việc thi hành chính lệnh phải phù hợp với ý dân)” có xuất xứ từ Mạnh Tử, ý chỉ việc trị vì đất nước phải nhận được sự công nhận của nhân dân, việc thi hành chính lệnh phải coi trọng lòng dân và ý dân. Người Trung Quốc cho rằng lòng dân là nền chính trị lớn nhất. Tiền đồ và vận mệnh của một chính đảng, một chính quyền cuối cùng sẽ được quyết định bởi sự ủng hộ hay phản đối của nhân dân.
Tháng 10 năm 2014, trong bài phát biểu tại buổi học tập chung lần thứ 18 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XVIII, Tập Cận Bình đã nhắc đến việc lấy những kinh nghiệm trị vì đất nước thời cổ đại như “chính đắc kỳ dân”, v.v. làm điều răn trong việc quản lý đất nước vào thời đương đại, điều này đã thể hiện tư tưởng quản lý đất nước lấy nhân dân làm trung tâm và đường lối công tác căn bản liên hệ mật thiết với quần chúng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện trí tuệ Trung Quốc phát triển nền dân chủ nhân dân xuyên suốt cả quá trình, thúc đẩy hiện đại hoá hệ thống quản trị và năng lực quản trị đất nước.
政得其民
“政得其民”出自《孟子》,意为治理国家要得到人民的认可,政令施行要重视民心民意。中国人认为,民心是最大的政治。一个政党,一个政权,其前途和命运最终取决于人心向背。
2014年10月,习近平在中共十八届中央政治局第十八次集体学习时的讲话中提到“政得其民”等古代治国理政经验作为当代国家治理的镜鉴,体现了中共中央以人民为中心的治国理政思想和密切联系群众的根本工作路线,展示了发展全过程人民民主、推进国家治理体系和治理能力现代化的中国智慧。