Bất hoạn quả như hoạn bất quân, bất hoạn bần như hoạn bất an
“Bất hoạn quả như hoạn bất quân, bất hoạn bần như hoạn bất an (không lo thiếu mà lo không công bằng, không lo nghèo mà lo không yên ổn)” có xuất xứ từ Luận ngữ, với đại ý là đối với một quốc gia, không cần lo về việc không có nhiều đất đai, tài sản và dân số, mà nên lo cho việc tài sản xã hội phân phối không đồng đều và cuộc sống nhân dân không yên ổn. Nếu tài sản được phân phối đồng đều thì không còn cái gọi là nghèo khó và giàu sang, mà nhân dân đoàn kết một lòng thì sẽ không cảm thấy dân số ít, và chỉ có như vậy mới có thể làm cho đất nước được hoà bình yên vui, không có nguy cơ bị sụp đổ. Quan niệm này được quyết định bởi lý tưởng xã hội đi đến khá giả, cầu đại đồng mà luôn tồn tại trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Người Trung Quốc luôn cho rằng nếu một trạng thái xã hội tốt đẹp là do nhân dân sáng tạo, vậy thì đương nhiên cũng nên do nhân dân cùng hưởng.
Tháng 1 năm 2016, Tập Cận Bình đã trích dẫn câu “bất hoạn quả như hoạn bất quân, bất hoạn bần như hoạn bất an” trong bài phát biểu tại lớp nghiên cứu và thảo luận chuyên đề về việc các cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cấp bộ quán triệt thực hiện tinh thần Hội nghị Trung ương 5 khoá XVIII, chỉ ra rằng thực chất của quan niệm cùng hưởng tức là kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, thể hiện yêu cầu từng bước thực hiện cả xã hội cùng giàu.
不患寡而患不均,不患贫而患不安
“不患寡而患不均,不患贫而患不安”,出自《论语》,大意是对一个国家来说,不必去担心土地、财富、人口不多,而应该担心社会贫富不均,人民生活不安宁。如果财富平均,就无所谓贫穷和富裕,而人民团结一心,就不会觉得人口稀少,并且只有这样才能让国家和平安乐,不会有倾覆危险。这一理念是由中国传统文化中一直延续的奔小康、求大同的社会理想所决定的。中国人始终认为,一个美好的社会状态既然是由人民创造的,那么自然也应该由人民来共享。
2016年1月,习近平在省部级主要领导干部学习贯彻中共十八届五中全会精神专题研讨班上的讲话中引用“不患寡而患不均,不患贫而患不安”,指出共享理念实质就是坚持以人民为中心的发展思想,体现的是逐步实现共同富裕的要求。