Thiên nhân hợp nhất
“Thiên nhân hợp nhất (trời và con người là một)” là một thế giới quan và lối tư duy cho rằng trời, đất và người liên thông với nhau. Mạnh Tử cho rằng, thông qua tâm đắc và sự suy ngẫm có thể hiểu biết về bản tính và trời, tâm, tính và trời thống nhất với nhau; Lão Tử chủ trương, “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên (người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên)”. Họ đều nhấn mạnh mối quan hệ nhịp nhàng, thống nhất giữa xã hội loài người và thế giới tự nhiên, tức là mối liên hệ mang tính chỉnh thể và nội tại giữa trời đất và con người, làm nổi bật ý nghĩa căn bản của trời đối với con người, thể hiện những nỗ lực tìm kiếm sinh mệnh, trật tự và nền tảng giá trị của con người trong sự liên hệ với trời. Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tư tưởng văn hoá “hoà” của Trung Quốc, quan niệm “thiên nhân hợp nhất” có nội hàm và ý nghĩa độc đáo trong văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa.
Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc đến sự theo đuổi cao cả và trí tuệ sinh thái “thiên nhân hợp nhất” của dân tộc Trung Hoa. Tháng 1 năm 2017, trong bài phát biểu tại Trụ sở chính của Liên hợp quốc ở Giơ-ne-vơ, Tập Cận Bình chỉ ra rằng con người cộng sinh và cùng tồn tại với tự nhiên, làm tổn hại đến tự nhiên cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho nhân loại. Chúng ta nên tuân theo quan niệm trời và con người là một, đạo thuận theo tự nhiên, tìm kiếm con đường phát triển bền vững lâu dài.
天人合一
“天人合一”是一种认为天地人相通的世界观和思维方式。孟子认为,通过心得反思可以知性、知天,心、性和天之间是统一的;老子主张,“人法地,地法天,天法道,道法自然”。他们都强调人类社会与自然世界之间的协调统一关系,即天地和人之间的整体性和内在联系,突出了天对于人的根本意义,表现了人在与天的联系中寻求生命、秩序与价值基础的努力。“天人合一”理念作为中国“和”文化思想的重要组成部分,在中华优秀传统文化中具有独特的内涵与意义。
中共十八大以来,习近平多次谈及中华民族“天人合一”的崇高追求和生态智慧。2017年1月,习近平在联合国日内瓦总部的演讲中指出,人与自然共生共存,伤害自然最终将伤及人类。我们应该遵循天人合一、道法自然的理念,寻求永续发展之路。