Vi chính dĩ đức
“Vi chính dĩ đức (quản lý đất nước bằng đạo đức)” có xuất xứ từ Luận ngữ, ý chỉ quản lý đất nước bằng nguyên tắc đạo đức, nhấn mạnh vai trò quyết định của đạo đức đối với đời sống chính trị, chủ trương lấy việc giáo hoá bằng đạo đức làm nguyên tắc quản lý đất nước. Những chủ trương đã cấu thành lý thuyết đức trị của Nho gia như “vi chính dĩ đức”, chính đắc kỳ dân (thi hành chính lệnh phải phù hợp với ý dân), lễ pháp hợp trị (quản lý đất nước bằng sự kết hợp giữa lễ và pháp), đức chủ hình phụ (lấy đức trị làm chính và lấy pháp trị làm phụ) đã tỏ rõ nguyên tắc cơ bản của Nho gia trong quản lý đất nước là đức trị chứ không phải là hình phạt và pháp luật nghiêm khắc, nên coi trọng cao độ việc xây dựng đạo đức đặc biệt là xây dựng đạo đức của nhà cầm quyền.
Tháng 1 năm 2016, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khoá XVIII, Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng dân tộc Trung Hoa xưa nay luôn có truyền thống quý trọng tiết hạnh, chú trọng phẩm hạnh và làm quan trong sạch, xưa nay luôn coi trọng “vi chính dĩ đức”, “thủ thổ hữu trách (có trách nhiệm bảo vệ đất nước)”, các cán bộ lãnh đạo phải sử dụng quyền lực một cách công bằng và liêm khiết, dẫn đầu làm gương trong việc giữ kỷ luật và tuân theo pháp luật, đồng thời phải giữ nguyên tắc, dám thực hiện và dám quản lý.
为政以德
“为政以德”出自《论语》,意为以道德原则治理国家,强调道德对政治生活的决定作用,主张以道德教化作为治国的原则。“为政以德”与政得其民、礼法合治、德主刑辅等共同构成儒家德治论的主张,表明儒家治国的基本原则是德治,而非严刑峻法,应高度重视道德建设特别是为政者的道德建设。
2016年1月,习近平在第十八届中央纪律检查委员会第六次全体会议上的讲话中强调,中华民族历来都有珍惜名节、注重操守、干净为官的传统,历来都讲“为政以德” “守土有责”,领导干部要秉公用权、廉洁用权,做遵纪守法的模范,同时要坚持原则、敢抓敢管。