Lễ pháp hợp trị
“Lễ pháp hợp trị (quản lý đất nước bằng sự kết hợp giữa lễ và pháp)” có nghĩa là quản lý đất nước phải kết hợp việc giáo hoá với pháp luật. Trong hệ thống quản lý đất nước của Trung Quốc thời cổ đại, “lễ” có nguồn gốc từ Nho gia, “pháp” có nguồn gốc từ Pháp gia. “Lễ” của Nho gia coi trọng quá trình nâng cao “sự tu dưỡng bản thân”, còn “pháp” của Pháp gia thì kiên trì “hình phạt và pháp luật nghiêm khắc” mới là biện pháp hữu hiệu. Việc giáo hoá xã hội lấy học thuyết của Nho gia làm chính, nguyên nhân là phải khơi dậy tính thiện của con người, nhưng quản lý xã hội lại phải lấy Pháp gia làm chính, Pháp gia chủ trương “lấy pháp luật để quản lý đất nước”, tức đưa tất cả mọi hoạt động và hành vi của Nhà nước, xã hội và cá nhân vào quỹ đạo pháp chế, cho rằng đây là điểm nhấn chủ yếu nhất để chuyển hoá lý tưởng của Nho gia thành hiện thực xã hội. Có thể nói rằng “lễ pháp hợp trị” là một thước đo chính trị cho các thời kỳ cường thịnh của các triều đại ở Trung Quốc.
Tháng 4 năm 2014, trong bài phát biểu tại buổi học tập chung của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Tập Cận Bình nói rằng những kinh nghiệm quản lý đất nước như “lễ pháp hợp trị”, v.v. có thể cung cấp những gợi ý quan trọng cho người ta, muốn quản lý tốt Trung Quốc ngày nay thì vừa cần có sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá truyền thống của Trung Quốc, vừa cần tích cực đúc kết những tìm tòi và trí tuệ của Trung Quốc thời cổ đại về quản lý đất nước.
礼法合治
“礼法合治”意为治理国家要将教化与法律相结合。在中国古代国家治理体系中,“礼”源于儒家,“法”出自法家。儒家的“礼”讲究“自我修养”的提升过程,法家的“法”则坚持“严刑峻法”才是出路。教化社会以儒家学说为主,因为要激扬人性善的一面,但治理社会却要以法家为主,法家主张“以法治国”,即把国家社会个人的一切活动和行为纳入法制的轨道,认为这是儒家理想化为社会现实的最主要的抓手。可以说,“礼法合治”是中国历朝历代鼎盛时期的政治准绳。
2014年10月,习近平在中共十八届中央政治局第十八次集体学习时的讲话中提到,“礼法合治”等治国理政经验能给人们重要启示,要治理好今天的中国,既需要对中国历史和传统文化有深入了解,也需要对中国古代治国理政的探索和智慧进行积极总结。