Kinh thế trí dụng

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Kinh thế trí dụng 

Cụm từ “kinh thế trí dụng (quản lý đất nước phải thiết thực, thực dụng)” được đề xuất bởi các nhà tư tưởng Vương Phu Chi, Hoàng Tông Hy và Cố Diêm Vũ vào cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, ý chỉ việc học tập, dẫn chứng văn chương của người xưa và làm việc nên lấy việc quản lý đất nước và cứu thế làm nhiệm vụ cấp bách. “Kinh thế” tức là quản lý những công việc của đất nước và xã hội, “trí dụng” tức là phát huy hiệu quả thực tế. Quan niệm này khởi xướng nghiên cứu khoa học phải quan tâm đến hiện thực, thông qua giải thích các điển tích cổ để trình bày những kiến giải về chính trị xã hội, giải quyết những vấn đề thực tế của xã hội, từ đó để tăng cường năng lực quản trị nhà nước, thực hiện cuộc sống nhân dân yên ổn, xã hội tiến bộ. “Kinh thế trí dụng” nhấn mạnh giá trị chính trị của tri thức và sự gánh vác trách nhiệm hiện thực của những người tri thức, điều này đã thể hiện đặc trưng tư tưởng coi trọng hiệu quả, chú trọng thực dụng của những người tri thức truyền thống Trung Quốc.

Tháng 9 năm 2014, tại Lễ khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế nhân dịp kỷ niệm 2565 năm ngày sinh của Khổng Tử và Đại hội thành viên lần thứ 5 của Hội liện hợp Nho học Quốc tế, Tập Cận Bình chỉ ra rằng tư tưởng Nho gia và các học thuyết khác từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc đều kiên trì nguyên tắc quản lý việc nước phải thiết thực, thực dụng, chú trọng phát huy chức năng giáo hoá con người của văn học, tìm tòi việc kết hợp giáo hoá cá nhân, xã hội với quản lý đất nước, từ đó mà đạt mục đích bổ sung cho nhau, tương tác lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. 

经世致用

“经世致用”一词由明清之际思想家王夫之、黄宗羲、顾炎武等提出,指学习、征引古人的文章和行事,应以治事、救世为急务。“经世”即治理国家和社会事务,“致用”即发挥实际效用。这一理念倡导学术研究要关注现实,通过解释古代典籍来阐发社会政治见解,解决社会实际问题,以增进国家治理能力,实现民生安定、社会改良。其强调知识的政治价值和知识分子的现实担当,体现了中国传统知识分子讲求效用、专注务实的思想特点。

2014年9月,习近平在纪念孔子诞辰2565周年国际学术研讨会暨国际儒学联合会第五届会员大会开幕式上指出,儒家思想和中国历史上存在的其他学说都坚持经世致用原则,注重发挥文以化人的教化功能,探索把对个人、社会的教化同对国家的治理结合起来,达到相辅相成、相互促进的目的。