Ngôn giả vô tội, văn giả túc giới
“Ngôn giả vô tội, văn giả túc giới (người nói dù sai cũng vô tội, đáng để người nghe răn mình)” có xuất xứ từ Kinh thi, có nghĩa là người đưa ra ý kiến miễn là có thiện ý thì cho dù có nói sai cũng không có tội; người lắng nghe ý kiến cho dù là không có những khuyết điểm và sai lầm mà người khác đề cập thì cũng đáng để răn mình. Quan niệm này khuyên răn nhà cầm quyền rằng nếu muốn quản lý tốt đất nước thì cần phải để cho nhân dân nói thoải mái, hình thành môi trường lành mạnh, hài hoà giữa người với người, đồng thời tìm hiểu đầy đủ tâm tư nguyện vọng của nhân dân để tiếp thu những ý kiến có giá trị từ những lời nói của nhân dân, điều này đã thể hiện tư tưởng tự do ngôn luận và tinh thần bao dung.
Tháng 5 năm 2012, tại Lễ khai giảng dành cho học viên đợt thứ hai khóa học mùa xuân năm 2012 của Trường Đảng Trung ương, Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng các cán bộ lãnh đạo nhất định phải kiên trì nguyên tắc “ngôn giả vô tội, văn giả túc giới”, hoan nghênh và khuyến khích người khác đưa ra những lời nói thật.
言者无罪,闻者足戒
“言者无罪,闻者足戒”,出自《诗经》,意为提意见的人只要是善意的,即使提的不正确,也是无罪的;听取意见的人即使没有对方所提的缺点错误,也值得引以为戒。这一理念告诫执政者要想治理好国家,必须让人们畅所欲言,形成健康和谐的人际环境,同时充分了解人们的意愿和想法,以便从各种言论中汲取有价值的意见,这体现了言论自由的思想和包容精神。
2012年5月,习近平在中央党校2012年春季学期第二批入学学员开学典礼上强调,领导干部一定要本着“言者无罪,闻者足戒”的原则,欢迎和鼓励别人讲真话。