Dĩ hoà vi quý

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Dĩ hoà vi quý 

“Dĩ hoà vi quý (coi trọng sự hài hoà)” có xuất xứ từ Luận ngữ, có nghĩa là trong việc giữ lễ, quan trọng là ở sự hài hoà, tức là chủ trương lấy tác dụng của lễ pháp để duy trì mối quan hệ hài hoà giữa người với người. Dĩ hoà vi quý là một nguyên tắc đạo đức trong thực tiễn mà Nho gia khởi xướng, chứng tỏ rằng dân tộc Trung Hoa xưa nay luôn yêu chuộng hoà bình, truyền thống dân tộc “hoà” chưa bao giờ thay đổi, văn hoá “hoà” có nguồn gốc lâu đời. Sự theo đuổi hoà bình, hoà thuận và hài hoà cắm rễ sâu vào thế giới tinh thần của dân tộc Trung Hoa, hoà vào trong dòng máu của dân tộc Trung Hoa.   

Tháng 1 năm 2017, trong bài phát biểu tại Trụ sở chính của Liên hợp quốc ở Giơ-ne-vơ, Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng văn minh Trung Hoa xưa nay luôn tôn sùng “dĩ hoà vi quý”. Nhân dân Trung Quốc tin tưởng sâu sắc rằng chỉ có duy trì hoà bình và ổn định thì mới có thể phát triển phồn thịnh. Trung Quốc từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu phát triển thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không phải là nhờ vào sự bành trướng quân sự và sự cướp đoạt thực dân, mà là nhờ vào sự cần cù của nhân dân và việc duy trì hoà bình. Trung Quốc sẽ trước sau như một đi theo con đường phát triển hoà bình.  

以和为贵

“以和为贵”出自《论语》,意为礼之运用,贵在能和,就是主张借礼法的作用来保持人与人之间的和谐关系。以和为贵,是儒家倡导的道德实践原则,表明中华民族历来爱好和平,“和”的民族基因从未变异,“和”的文化源远流长。和平、和睦、和谐的追求深深植根于中华民族的精神世界之中,融化在中华民族的血液里。

2017年1月,习近平在联合国日内瓦总部的演讲中强调,中华文明历来崇尚“以和为贵”。中国人民深信,只有和平安宁才能繁荣发展。中国从一个积贫积弱的国家发展成为世界第二大经济体,靠的不是对外军事扩张和殖民掠夺,而是人民勤劳、维护和平。中国将始终不渝走和平发展道路。