Cầu đồng tồn dị

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Cầu đồng tồn dị 

“Cầu đồng tồn dị” có xuất xứ từ Lễ ký, ý chỉ tìm được điểm chung, giữ lại ý kiến bất đồng. Xét về khía cạnh biện chứng, sự khác biệt giữa mọi sự vật đều là tương đối, đều tồn tại khả năng chuyển hoá cho nhau. Văn hoá Nho gia nhấn mạnh, khi xử lý mối quan hệ giữa người với người, quốc gia với quốc gia thì cần chấp nhận sự khác biệt giữa hai bên, thông qua sự điều phối nhịp nhàng để đi đến một trạng thái “hoà nhi bất đồng”. Trong môi trường thế giới ngày nay, chấp nhận tính đa nguyên của văn hoá và giá trị, không theo đuổi sự nhất trí tuyệt đối, cố gắng tìm kiếm điểm chung giữa hai bên, đạt được nhận thức chung lớn nhất giữa hai bên, đây chính là quan niệm cốt lõi trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.  

Tập Cận Bình đã nhắc đến quan niệm “cầu đồng tồn dị” tại nhiều trường hợp khác nhau. Tháng 1 năm 2022, trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới, Tập Cận Bình chỉ ra rằng các nước và các nền văn minh khác nhau nên tôn trọng lẫn nhau để cùng phát triển, cầu đồng tồn dị để hợp tác cùng thắng. Đồng thời, Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng chúng ta phải thuận theo xu thế lớn của lịch sử, dốc sức vào ổn định trật tự quốc tế, phát huy giá trị chung của toàn nhân loại, thúc đẩy tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.  

求同存异

“求同存异”出自《礼记》,意为找出共同点,保留不同意见。辩证来看,一切事物的差异都是相对的,都存在相互转化的可能。儒家文化强调,在处理人与人、国家与国家的关系时,需要承认彼此间的差异,通过协调达到一种“和而不同”的状态。在当今的世界环境中,承认文化和价值的多元,不追求绝对的一致,努力寻求彼此的共同点,达成双方的最大共识,正是中国对外关系的核心理念。

习近平在多个场合提及“求同存异”理念。2022年1月,他在世界经济论坛演讲中指出,不同国家、不同文明要在彼此尊重中共同发展、在求同存异中合作共赢。他同时强调,我们要顺应历史大势,致力于稳定国际秩序,弘扬全人类共同价值,推动构建人类命运共同体。