Quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghĩa vi lợi dã
“Quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghĩa vi lợi dã (quản lý đất nước không nên coi sự giàu có là lợi ích, mà nên coi đạo nghĩa là lợi ích)” có xuất xứ từ Đại học, ý chỉ quản lý đất nước không nên lấy sự giàu có làm điểm xuất phát của lợi ích, mà nên lấy nhân nghĩa làm nguyên tắc xử thế. “Nghĩa (đạo nghĩa)” và “lợi (lợi ích)” là hai khái niệm cơ bản nhất trong quan niệm đạo đức của người Trung Quốc, một là lý tính về đạo đức, hai là lý tính về công danh lợi lộc. Theo Nho gia thì cả “nghĩa” và “lợi” đều là bản năng của tính người, con người có sự thôi thúc để mưu cầu lợi ích, và cũng có sự manh nha về ý thức đạo đức, chẳng qua về mặt nhận định giá trị thì không những “nghĩa” cao hơn “lợi”, mà còn phải lấy “nghĩa” để ràng buộc và dẫn dắt “lợi”.
Tháng 7 năm 2014, Tập Cận Bình đã trích dẫn câu “quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghĩa vi lợi dã” trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc, chỉ rõ rằng phải xử lý ổn thoả mối quan hệ giữa đạo nghĩa và lợi ích, thực hiện quan niệm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn trong quan hệ quốc tế.
国不以利为利,以义为利也
“国不以利为利,以义为利也”,出自《大学》,意为治理国家不应以财富为利益出发点,而应以仁义为处事着眼点。“义”与“利”是中国人道德观里最基本的两个概念,一个是道德理性,一个是功利理性。在儒家看来,“义”与“利”都是人性的本能,人有逐利的冲动,也会有道德的萌动,只不过在价值判断上,不仅“义”要高于“利”,而且要用“义”来约束和引导“利”。
2014年7月,习近平在韩国国立首尔大学的演讲中引用“国不以利为利,以义为利也”,指明在国际关系中要妥善处理义和利的关系,践行正确义利观。